Ung Thư Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Điều Trị

1358 Views

Ung thư bàng quang là bệnh lý thường gặp thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu. Căn bệnh này chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Tại Việt Nam, số ca mắc mới cho loại ung thư này ngày càng tăng, nguyên nhân có thể là do hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất,…  Hầu hết người mắc căn bệnh ung thư này đều ở độ tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ. 

Ung thư bàng quang là gì? 

Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang. Đó là cơ quan rỗng, nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Căn bệnh ung thư này thường bắt đầu từ các tế bào biểu mô nằm bên trong bàng quang. Tế bào biểu mô cũng được tìm thấy trong thận và các ống niệu quản kết nối thận với bàng quang. Ung thư biểu mô cũng có thể phát bệnh ở thận và niệu quản, nhưng nó phổ biến hơn ở bàng quang.

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu có thể được chẩn đoán và điều trị tốt. Người bị ung thư bàng quang nên thực hiện theo dõi nhiều năm sau điều trị.

Các loại ung thư bàng quang thường gặp bao gồm:

Ung thư biểu mô

Ung thư biểu mô xảy ra trong các tế bào lót trong lòng bàng quang. Các tế bào biểu mô mở rộng khi bàng quang đầy và co lại trong lúc bàng quang rỗng. Những tế bào này cũng lót bên trong niệu quản và niệu đạo nên dạng ung thu này cũng có thể hình thành ở đó.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến kích thích mãn tính của bàng quang, ví dụ như do nhiễm trùng hoặc do sử dụng ống thông tiểu lâu dài. Ung thư bàng quang tế bào vảy rất phổ biến ở các nơi trên thế giới, người bị nhiễm ký sinh trùng (bệnh sán máng) là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng bàng quang.

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến bắt đầu trong các tế bào tạo nên các tuyến tiết chất nhờn trong bàng quang. Ung thư biểu mô bàng quang rất hiếm.

Nguyên nhân bị ung thư bàng quang

Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên do gây ung thư ở bàng quang chính xác, có những trường hợp không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, những hành vi người bệnh cần chú ý bao gồm:

- Hút thuốc lá, xì gà hoặc tẩu là những hành vi có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì các hóa chất có hại tích tụ trong nước tiểu. Những hóa chất độc hại này có thể làm hỏng niêm mạc bàng quang và làm tăng nguy cơ ung thư.

- Tuổi tác khiến nam giới mắc nguy cơ ung thư. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư này đều trên 55 tuổi.

- Tiếp xúc với một số hóa chất. Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc các hóa chất có hại ra khỏi máu và di chuyển chúng xuôi dòng đến trữ ở bàng quang trước khi được tống xuất ra ngoài ra niệu đạo. Do đó, khi ở gần một số hóa chất thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư. 

- Từng điều bằng thuốc chống ung thư cyclophosphamide hoặc đã được điều trị bức xạ ở xương chậu trước đó sẽ có nguy cơ phát triển ung thư bàng quang cao hơn.

- Viêm bàng quang mãn tính. Ở một số khu vực trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến tình trạng viêm bàng quang mãn tính do nhiễm ký sinh trùng được gọi là bệnh sán máng.

- Do gen di truyền ung thư từ gia đình. 

Triệu chứng của ung thư bàng quang?

Các triệu chứng của ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:

- Tiểu ra máu: nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu cola, đôi khi nước tiểu có vẻ bình thường và máu được phát hiện khi được xét nghiệm. Đi tiểu máu có thể xảy ra từng đợt, tái đi tái lại nhiều lần.

- Đau khi đi tiểu và đi tiểu thường xuyên.

- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu.

- Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn và hay đau lưng.

Chẩn đoán bệnh ung thư ở bàng quang

Để chẩn đoán ung thư bàng quang, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào ung thư.
  • Soi bàng quang: dùng ống nội soi đưa vào niệu đạo để quan sát khối bướu.
  • Sinh thiết: sinh thiết được thực hiện trong quá trình soi bàng quang để lấy một mẫu mô nhỏ đem đi làm tế bào học, xác định bản chất.
  • Có thể chụp cắt lớp vi tính để quan sát đường tiết niệu và mô xung quanh nó.

Biện pháp điều trị ung thư bàng quang?

Ung thư ở bàng quang hiện nay có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm, tế bào ung thư chưa ăn sâu vào lớp cơ. Những phương pháp chữa ung thư bàng quang có thể kể đến như:

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến nhất. Các phẫu thuật bao gồm: cắt đốt nội soi bướu bàng quang qua ngả niệu đạo, cắt bỏ bàng quang bán phần, cắt bàng quang toàn phần, nạo hạch,...

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Có thể kết hợp các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp với cả phẫu thuật và xạ trị. Nếu ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bệnh nhân sẽ được đưa hóa chất vào bàng quang sau khi đã phẫu thuật cắt đốt nội soi bướu bàng quang qua ngả niệu đạo.

Xạ trị

Những bệnh nhân không phẫu thuật, cần tiến hành xạ trị. Thông thường, xạ trị sẽ áp dụng cho hai trường hợp:

- Xạ trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u.

- Xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư.

Lời khuyên bác sĩ 

Mặc dù không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư bàng quang, nhưng nam giới hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Không hút thuốc hoặc hạn chế hút thuốc. 
  • Cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả. Các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline của trung tâm: 0902353353 hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage Trung Tâm Sức Khỏe Nam Giới Men's Health. Đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp quý ông tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Ung Thư Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Điều Trị