Một ngày nọ, bác sĩ Robert H. Shmerling (trường Y khoa Harvard) được vợ hỏi “Vì sao anh cho rằng anh sẽ chết sớm hơn em kia chứ?” Trước câu hỏi vô cùng thú vị của cô vợ, bác sĩ đã đưa ra một câu trả lời đậm chất “giáo sư Harvard”. Câu chuyện bên dưới sẽ khiến bạn không khỏi tò mò về câu hỏi này.
Giáo sư Shmerling cho hay, tính trung bình, phụ nữ sống thọ hơn nam giới. Thực tế, có đến 57% những người trong độ tuổi 65 trở lên là phụ nữ. Ở ngưỡng 85 tuổi, có đến 67% là nữ giới.Tại Mỹ, tuổi thọ trung bình của phụ nữ thường cao hơn nam giới khoảng 5 tuổi và trên toàn thế giới con số này là 7 tuổi.
7 lý do đàn ông thường chết sớm hơn phụ nữ
Có vô vàn những lý do khác nhau lý giải về khoảng cách, sự chênh lệch tuổi thọ giữa đàn ông và phụ nữ. Nhưng đâu mới thực sự là lý do quan trọng nhất? Câu trả lời là:
- Nam giới thường thực hiện những hành động nguy hiểm hơn nhiều so với phụ nữ.
Điều này có liên quan đến yếu tố “đặc tính sinh học”. Ở nam giới, thùy trán của não bộ - bộ phận chịu trách nhiệm về nhận thức cao cấp, lý trí, động cơ hành động và cảm xúc ngôn ngữ lại phát triển chậm hơn ở nữ giới, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Điều này có thể góp phần vào thực tế là ngày càng có nhiều nam thanh niên chết vì tai nạn, bạo lực…hơn so với nữ. Ví dụ như chạy xe, lái xe trong tình trạng say rượu và giết người. Đặc điểm sinh học này cũng góp phần vào xu hướng phát triển thiếu phán đoán và xem xét hậu quả, dẫn tới những quyết định tiêu cực trong lối sống của đại bộ phận giới trẻ, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá hoặc uống rượu bia, nghiện ma túy…
- Nam giới thường làm những ngành nghề nguy hiểm hơn.
Đàn ông chiếm số lượng nhiều hơn phụ nữ trong lĩnh vực những nghề nghiệp nguy hiểm nhất như lính đánh trận, công an, cứu hỏa, xây dựng, làm việc trong hầm mỏ…
- Nam giới thường chết vì bệnh tim mạch nhiều hơn và khi ở độ tuổi còn rất trẻ.
Nam giới có xu hướng chết vì bệnh tim mạch cao hơn 50% so với nữ giới. Lượng hormone estrogen ở nam giới thấp hơn nữ giới được cho là có khả năng dẫn đến vấn đề này. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ khác như thiếu cơ hội tiếp cận y tế ở các bệnh lý như cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, tầm soát ung thư,
bệnh xã hội ở đàn ông cũng góp phần làm gia tăng số lượng tử vong ở giới mày râu.
- Nam giới thân hình thường to cao hơn phụ nữ!?
Nhìn lướt qua trong chọn lọc tự nhiên, các cá thể to lớn thường chết sớm hơn những loài có kích thước nhỏ hơn mặc dù sự phổ biến của hiệu ứng tự nhiên cũng còn chưa có nhiều bằng chứng chắc chắn ở người.
- Nam giới thường tự tử nhiều hơn nữ giới.
Thực tế, số lượng phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm dẫn tới tự xác (nhưng không thành) rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sự tiếp cận về chăm sóc sức khỏe tinh thần của phụ nữ đối với vấn đề này lại phổ biến hơn nhiều so với nam giới. Ở phái mạnh, rào cản văn hóa cũng như nhiều định kiến khác rằng “phái mạnh” là phải “mạnh mẽ” khiến họ lảng tránh và không được tiếp cận sự chăm sóc nào đối với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- Nam giới thường ít kết nối xã hội, sẻ chia hơn phụ nữ.
Đặc điểm về mặt xã hội này cũng góp khiến cho tỉ lệ tử vong ở nam giới tăng cao hơn so với phụ nữ. Mắc bệnh nhưng ngại chia sẻ, trầm cảm nhưng không dám đi bác sĩ hay chia sẻ với người thân một cách cởi mở như ở chị em phụ nữ. Đặc biệt với những nam giới làm những công việc chịu nhiều áp lực, nếu không có ai chia sẻ, dãi bày tâm sự, họ có xu hướng tìm đến thuốc lá, rượu bia… và thậm chí tử tự. Nhật Bản là quốc gia điển hình ở Châu Á có tỉ lệ tử vong cao do tự xác đặc biệt là ở nam giới dưới điều kiện làm việc vô cung áp lực nơi đây.
- Nam giới ít khi khám sức khỏe hơn phụ nữ.
Theo Cơ quan nghiên cứu về chất lượng chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ, nam giới thường bỏ qua các bài kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn so với phụ nữ. Nếu như phụ nữ được hưởng nhiều đặc quyền về các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe như tầm soát ung thư vú, khám phụ khoa…thì trái lại, nam giới rất hiếm khi đi bác sĩ để thăm khám, đặc biệt đối với những bệnh “khó nói” như
ung thư tuyến tiền liệt, sùi mào gà, giang mai…
Có thể làm gì để giúp quý ông sống thọ hơn?
Trong những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ nam giới kể trên, có những nhân tố thuộc về đặc tính sinh học không thể thay đổi nhưng cũng có nhiều những yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi được để góp phần sống thọ hơn, chẳng hạn:
- Dành thời gian để kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện lạ.
- Xây dựng lối sống và giải trí lành mạnh, cân bằng cuộc sống, tránh stress, căng thẳng quá mức
- Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích...
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bức tranh “khoảng cách giới tính”. Từ đó, lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh. Mặc dù nam giới có xu hướng kém thọ hơn phụ nữ nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ luôn khỏe mạnh.
Dù là nam hay nữ giới, điều quan trọng nhất là bạn cần nhận thức rõ vai trò sức khỏe đối với bản thân và bắt tay vào thay đổi ngay lối sống của mình sao cho tốt đẹp nhất.