XOẮN TINH HOÀN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

3119 Views

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị xoắn. Nhưng tinh hoàn là một khối hình bầu dục thì bạn nghĩ nó sẽ xoắn ở đâu? Thiệt ra xoắn này nằm ở thừng tinh chứ không phải tinh hoàn nhưng danh pháp này đã được hội y học quốc tế thống nhất.

Trong thời kì phôi thai thì tinh hoàn sẽ nằm ở lưng gần thận. Đến tháng thứ 3 của thai kì thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống và đến tháng thứ 7 thì tinh hoàn đã đính vào thành bụng, sau đó di chuyển ra ngoài thành bìu.

Còn tinh hoàn thì được nối với cơ thể bằng một cuống mạch máu gọi là thừng tinh (gọi là thừng vì trông giống như một bó dây thừng).

Bạn có thể hình dung tinh hoàn và thừng tinh như quả lắc đồng hồ. Tuy nhiên, quả lắc của bạn lại không có quỹ đạo nhất định như quả lắc. Việc di chuyển loạn lên và không có quy luật làm cho nó có khả năng bị xoắn.

Hình dung tinh hoàn và thừng tinh như quả lắc đồng hồ. Tuy nhiên, "quả lắc" này lại không có quỹ đạo nhất định như quả lắc

Độ tuổi thường bị xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở tuổi từ 13 đến 42 tuổi, nhưng 50% trường hợp xảy ra từ 16 đến 21 tuổi. Ngoài ra, một số BN có tiền sử bị đau tinh hoàn tái đi tái lại, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn di động, thoát vị bẹn thì tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.

Cho đến nay, những người đàn ông bị xoắn tinh hoàn đều có điểm chung là tinh hoàn có thể duy chuyển tự do trong bìu. Nhưng không phải ai bị tình trạng này cũng đều bị xoắn tinh hoàn.

Do tinh hoàn xoay bất thường làm cho mạch máu ở thừng tinh bị xoắn nhiều lần dẫn đến một tình trạng thiếu máu nuôi tinh hoàn cấp tính. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 6h thì các tế bào trong tinh hoàn đặc biết là tế bào sinh tinh sẽ thiếu dưỡng chất và quá trình chết tế bào sẽ diễn ra.

Thời gian thiếu máu càng kéo dài thì số tế bào chết đi càng nhiều, rồi đến một lúc thì cả tinh hoàn không còn sử dụng được (thường sau 24h) thì việc cắt bỏ tinh hoàn có thể xảy ra.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Biểu hiện của xoắn tinh hoàn là ngươi bệnh sẽ thấy: bìu đột ngột đau dữ dội, bìu sưng đỏ ở vùng da tương ứng, tinh hoàn bên đau cao hơn bên con lại, có thể kèm theo đau bụng dưới, buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn ở thanh niên có thể đau ít nên thường tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh, điều này vô tình làm bệnh diễn tiến nặng hơn. Còn đối với trẻ em, thì triệu chứng thường gặp nhất là trẻ đột nhiên quấy khóc khó dỗ, kèm với các triệu chứng của người trưởng thành.

Người bị xoắn tinh hoàn có triệu chứng bìu đột ngột đau dữ dội, bìu sưng đỏ ở vùng da tương ứng, tinh hoàn bên đau cao hơn bên con lại, có thể kèm theo đau bụng dưới, buồn nôn và nôn ói

Chẩn đoán xoắn tinh hoàn chủ yếu dựa vào triệu chứng của bệnh, nhưng vì triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong bệnh viêm tinh hoàn-mào tinh cấp, thoát vị bẹn. Nên một bác sĩ chuyên ngành sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hợp lí.

Bên cạnh vai trò của Bác sĩ thì siêu âm cũng là một phương tiện cần thiết để chẩn đoán bệnh, thế nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp thì có thể cho bệnh nhân phẫu thuật mà không cần siêu âm trước.

Điều trị xoắn tinh hoàn bằng cách nào?

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, vì vậy thực hiện phẫu thuật tháo xoắn sớm là rất cần thiết. Tuy nhiên vì tâm lý ngại đi khám do đau ở vị trí nhạy cảm làm cho việc điều trị của bệnh bị gián đoạn và đem lại nhiều hậu quả nặng nề. Mà nặng nhất là mất tinh hoàn.

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn thường được thực hiện trong khi gây mê, có nghĩa là không có ý thức. Sau khi tháo xoắn thì bác sĩ sẽ giúp bạn cố định tinh hoàn vào bìu để tinh hoàn hạn chế duy chuyển và tình trạng xoắn sẽ hạn chế tái phát. Ngoài ra việc dự phòng xoắn ở bên đối diện sẽ được bác sĩ thực hiện cùng lúc.

Nếu người bệnh đến viện trước 6 giờ thì khả năng bảo tồn được tinh hoàn là 90%, nhưng đến sau 12 giờ thì khả năng này chỉ còn 50% và sau 24h thì chỉ còn 10%. Vì vậy việc đến sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ là một yếu tố quan trọng quyết định bênh.

Ở trẻ em xoắn tinh hoàn thường có 2 loại.

Loại 1: xoắn tinh hoàn trước sinh với những triệu chứng đã được nêu trên và thường được điều trị sớm và kết quả khả quan.

Loại 2: xoắn tinh hoàn trước sinh, là tình trạng mà tinh hoàn đã bị xoắn khi bé còn trong bụng mẹ, nên khi bé xuất hiện triệu chứng thì có thể đã quá muộn để phẫu thuật. Nên trong một số trường hợp bé sẽ được phẫu thuật nhưng không phải cấp cứu.

Để phòng ngừa xoắn tinh hoàn, những người bệnh có những yếu tố nguy có nêu trên, hoặc gia đình có tiền sử xoắn tinh hoàn thì nên đi kiểm tra và theo dõi chắc chẽ những triệu chứng của bênh. Và nên đến khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
XOẮN TINH HOÀN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ - Phòng Khám Nam Khoa Men's Health