Có thể hiểu nôm na tinh hoàn được treo lơ lửng trong bìu bằng mào tinh hoàn và các mạch máu thừng tinh ở phía trên. Xoắn tinh hoàn xảy ra khi một hoặc cả hai bên tinh hoàn tự xoay tròn quanh trục, khiến các mạch máu này bị xoắn thắt lại.
Tình trạng này gây ra các cơn đau đớn đột ngột, dữ dội và sưng bìu. Có nhiều người không thể giải thích được là vì đầu, chỉ có một số ít tìm được nguyên nhân xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn ngoài màng ở trẻ sơ sinh
Tình trạng này thường gắp ở lứa tuổi sơ sinh hoặc ngay trong bào thai, do cấu trúc tinh hoàn còn chưa hoàn thiện nên dễ xoay tự do trong bìu. Bên cạnh đó, nếu bị di tật bẩm sinh gọi là “cái kẹp chuông” thì cũng dễ bị xoắn vì độ cố định kém. Dị tật này chiếm đến 90% các trường hợp xoắn tinh hoàn.
Triệu chứng có thể là inh hoàn của trẻ bị cứng, sưng to lên và sẫm màu hơn. Trên hình ảnh siêu âm bình thường khó lòng phát hiện ra vấn đề này, mà đôi khi phải phẫu thuật để biết chính xác.
Thông thường, khi phát hiện ra xoắn tinh hoàn lúc trẻ sinh ra thì đã quá muộn để điều trị, vì nó xảy ra từ trong bào thai và đã quá “giờ vàng”, nhưng cũng có thể vẫn còn kịp. Vì vậy, việc cứu chữa cần làm ngay nhằm bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai cho trẻ.
Ở trẻ dậy thì và người lớn
Điểm chung của hầu hết nam giới bị xoắn tinh hoàn là có một đặc điểm di truyền khiến cho tinh hoàn tự động xoay quanh bìu. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả hai bên tinh hoàn. Xoắn xảy ra sau vài giờ hoạt động mạnh, chấn thương nhẹ ở tinh hoàn trong khi ngủ hay chơi thể thao.
Tinh hoàn và các mạch máu thừng tinh hay cơ bìu bị co thắt cũng là những nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn phổ biến ở lứa tuổi này.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì có một số nhóm người có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn nhiều hơn nam giới khác, cụ thể là:
Lứa tuổi: gặp phổ biến ở tuổi 12 – 18 (65% trường hợp) do sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì. Thế nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Từng bị xoắn tinh hoàn trước đó: có vài người bị xoắn nhẹ và tự khỏi nên không để ý, sau này bị lại. Cơn đau do xoắn tinh hoàn càng xảy ra thường xuyên thì tỷ lệ tổn thương tinh hoàn càng cao. Chỉ trừ khi phẫu thuật để khắc phục mới có thể chấm dứt được.
Khí hậu: cơn xoắn tinh hoàn này còn được gọi là “hội chứng mùa đông” vì thường xảy ra ở thời tiết lạnh. Bìu đang trong chăn ấm áp phải ra khỏi giường và bị lạnh đột ngột, dẫn tới co thắt thừng tinh và làm kẹt tinh hoàn.
Di truyền: tình trạng này có thể gặp ở nhiều thành viên trong gia đình.
Dù xoắn tinh hoàn do nguyên nhân gì thì rủi ro là như nhau!
Tinh hoàn xoay quanh trục làm cho mạch máu treo và nuôi nó bị tắc nghẽn, để lại nhiều biến chứng đáng lo ngại như là:
Hoại tử, hỏng tinh hoàn: không điều trị xoắn tinh hoàn trong vài giờ thì dòng máu bị tắc nghẽn, tinh hoàn không có máu nuôi dưỡng bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu nặng quá cần phải cắt bỏ.
Mất khả năng sinh sản: sự tổn thương không phục hồi hoặc phải cắt đi tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con của nam giới.
Bạn thấy đấy, nguyên nhân xoắn tinh hoàn rất đa dạng, nhưng hậu quả để lại là giống nhau và đều rất nghiêm trong, không thể phục hồi. Cho nên khi phát hiện phải đến cơ sở y tế chuyên môn tốt và điều trị ngay lập tức.
Xem thêm: