Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Là Bệnh Gì? Chẩn Đoán Bằng Phương Pháp Nào?

2255 Views

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là bệnh lý thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, khiến nhiều người hoang mang vì những ảnh hưởng nặng nề của nó tới việc đi tiểu. Chỉ khi hiểu đúng về bệnh, đồng thời biết cách chẩn đoán sớm mới có thể giúp quý ông an tâm trong suốt quá trình kiểm soát bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Đây là cụm từ chỉ tình trạng tuyến tiền liệt của nam giới phát triển lớn hơn (tăng sinh) so với những người bình thường khác. Hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng cho thấy đây có thể là kết quả của quá trình lão hóa do tuổi tác – liên quan đến hormone androgen tự do và dihydrotestosterone. Bệnh không gặp ở nam giới đã mất chức năng tinh hoàn từ trước tuổi dậy thì hoặc đã phẫu thuật cắt tinh hoàn.

Nhiều người sợ hãi tuyến tiền liệt phát triển quá mức nghĩa là bị ung thư. Thế nhưng điều này không đúng, tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính không phải ung thư và không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến này nằm trong xương chậu, ở giữa dương vật và bàng quang. Vậy nên khi nó to ra có thể chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, khiến nam giới gặp triệu chứng:

  • Tắc nghẽn: là sự khó khăn khi đi tiểu, đái rất khó khăn, chỉ rỉ rả hay nhỏ giọt, tia yếu, đi ngắt quãng, không hết nước.
  • Kích thích: hay mắc đái đột ngột và gấp, mắc tiểu về đêm, tiểu són và không thể nhịn tiểu.

Trong đó, nghẽn tiểu có thể gặp ở nhiều bệnh lý gây tắc đường tiểu khác như giảm áp lực bàng quang, ung thư bàng quang hoặc nhiễm trùng tiết niệu; nhưng triệu chứng kích thích thì rất đặc trưng ở người bị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính. Đây cũng là điểm mấu chốt trong chẩn đoán bệnh.

Ngoài ra, nước tiểu tồn dư lâu ngày trong bàng quang làm tăng nguy cơ sỏi bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu; áp lực bàng quang cao dễ gây phì đại cơ vùng này. Nặng hơn sẽ có ứ đọng nước tại thận.

Biến chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính khiến bàng quang sưng to

Làm sao để chẩn đoán bệnh?

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì sẽ rất khó để khẳng định một người có mắc phì đại tuyền tiền liệt hay không, vì có rất nhiều bệnh lý vùng sinh dục – tiết niệu ảnh hưởng đến việc đi tiểu của nam giới.

Vì vậy, ngoài việc khai thác những dấu hiệu bất thường và mức độ nặng nhẹ của chúng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh:

  • Ghi lại biểu đồ gồm số lượng chất lỏng thường uống, lượng nước tiểu đi ra ngoài, tần suất đi tiểu và có gặp hiện tượng đái són không.
  • Khám trực tràng, là cách thông qua thành của đáy trực tràng để cảm nhận kích thước của tuyến tiền liệt, liệu đã phì đại tới mức sờ được hay chưa và nhiều hay ít.
  • Siêu âm tuyến tiền liệt giúp thấy được hình ảnh của tuyến tiền liệt. bình thường tuyến này có hình đối xứng hai bên, khi có 1 phần phát triển sẽ làm tuyến bị méo, thậm chí nếu u to sẽ biến tuyến tiền liệt thành hình cầu.
  • Loại trừ nguy cơ ung thư bằng cách kiểm tra kháng nguyên tuyến tiền liệt và xác định xem có nhân cứng hay không.
  • Soi bàng quang để đánh giá mức độ tắc nghẽn đường tiểu, nhưng ít có giá trị trong chẩn đoán
  • Xét nghiệm nước tiểu xác định xem có bệnh tiểu đường hay bị nhiễm trùng không

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, quý ông nên đi khám tại các cơ sở y tế có khoa Nam học hay chuyên về Nam khoa để kết luận đúng bệnh, điều trị đúng phương pháp. Việc tự ý chữa bệnh tại nhà có thể khiến bạn bỏ lỡ thời điểm kiểm soát bệnh tốt nhất cũng như làm triệu chứng thêm nặng.

Trung Tâm Sức Khỏe Nam Giới Men’s Health là một trong những đơn vị uy tín về Nam khoa với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, cơ sở vật chất chuẩn phòng khám châu Âu, tự tin giúp phái mạnh tầm soát sớm, chẩn đoán nhanh và điều trị hiệu quả phì đại tuyến tiền liệt cùng các bệnh Nam khoa khác.

Điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính như thế nào?

Sau khi đã chẩn đoán chính xác, việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bệnh nhẹ thì chỉ cần theo dõi mà không điều trị, còn bệnh nặng phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật tùy từng trường hợp.

Cách chữa phì đại tuyến tiền liệt căn cứ theo từng giai đoạn bệnh

Sử dụng thuốc

Đây là lựa chọn an toàn cho những người có rối loạn đi tiểu mức độ trung bình trở lên, đáp ứng tốt với thuốc, u dưới 60g và không bắt buộc phải mổ (không có sỏi tiết niệu hay ung thư tuyến tiền liệt).

Thuốc gồm có:

  • Thuốc nội tiết: đối kháng GnRH (Leuprolide, Nafarelin, Buserelin), ức chế men 5a - reductase (Epristeride, Finasteride), kháng thụ thể Androgen (Casodex, Flutamide, Zanoterone), thuốc từ Progesterone (Hydroxy progesterone, Cyproterone acetate, Megesterol, Chlormadinine acetate); thuốc đối kháng a-adrenergic (Terazosin, Tamsulosin, Doxazosin, Alfuzosin).
  • Thuốc nguồn gốc thực vật: một số thuốc chứa dịch chiết của một hay kết hợp một số cây như cỏ lùn châu Mỹ, mận châu Phi, cỏ sao Nam Phi, tầm na gai, phấn lúa mạch, hạt bí.
  • Thuốc khác: như Mepatricin – chất bán tổng hợp lấy từ chủng Streptomyces.

Can thiệp ngoại khoa

Những phương pháp này chỉ được sử dụng khi dùng thuốc không có hiệu quả hoặc đã có biến chứng bệnh.

  • Nội soi qua niệu đạo để cắt đốt tuyến tiền liệt phì đại: là tiêu chuẩn vàng trong điều trị, dùng cho khối u 60 – 70g. Sau khi gây tê tủy sống/gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê cho bệnh nhân, bác sĩ dùng dụng cụ nội soi có lưỡi dao điện để cắt đốt u xơ. Cách này nhẹ nhàng, không sẹo, ít đau đớn và nhanh hồi phục. Tuy nhiên nó vẫn có nguy cơ biến chứng như thủng vỏ hoặc tổn thương vỏ tuyến tiền liệt, lỗ niệu quản, cơ thắt ngoài dẫn đến chảy máu, tiểu tiện không tụ chủ, viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn, hẹp lỗ niệu đạo, liệt dương, áp xe xung quanh bàng quang.
  • Mổ mở: dành cho u trên 70g hoặc có sỏi hay túi thừa bàng quang, mổ phanh tuyến tiền liệt và bóc khối u ra ngoài. Rủi ro của phương pháp này là nhiễm khuẩn, chảy máu, hẹp cổ bàng quang, tiểu tiện không tự chủ hay xuất tinh ngược.
  • Laser: các tia laser có thể thay đổi nhiệt độ từ 60 - 1000°C, vừa đốt u xơ vừa cầm máu, làm u này teo dần
  • Bốc hơi nước trong u xơ: sử dụng dao cắt mỏng, đưa vào tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo. Vị trí tiếp xúc với dao cắt bị bốc hơi nước và tách luôn lớp mô mỡ bên dưới khỏi u xơ, cắt đồng thời cầm máu. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, rất hiếm chảy máu hay nhiễm trùng, chi phí rẻ nhưng chỉ áp dụng được cho khối u dưới 50g, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Áp nhiệt: dùng vi sóng 915 – 1296 MHz tạo nhiệt năng lớn để phá hủy mô tiền liệt phì đại, thường điều trị cho bệnh nhân ngoại trú
  • Nong niệu đạo tuyến tiền liệt bằng stent: dùng ống nhỏ đặt vào trong niệu đạo tiền liệt tuyến để khơi thông đường tiểu
  • Nút động mạch tuyến tiền liệt: chỉ được sử dụng khi đã xác định được bản đồ mạch máu rõ ràng ở tuyến tiền liệt. bác sĩ dùng các ống thông nhỏ để đi vào từng mạch máu nuôi tuyến này, sao đó bơm hạt vi cầu vào trong để bít kín mạch máu. Vị trí tuyến tiền liệt không có máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử và teo đi. Nút động mạch diễn ra nhanh, có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân, ít chảy máu và không ảnh hưởng đến chức năng tình dục.

Trong số này, cắt nội soi thông qua đường niệu đạo và mổ hở để bóc khối u là phổ biến nhất.

Kết luận từ chuyên gia

Nhìn chung phì đại tuyến tiền liệt lành tính phổ biến, gặp ở bất kỳ ai, nhưng không quá nguy hiểm và hiếm khi gây tử vong. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán và điều trị đã rất hiện đại, hiệu quả cao. Đừng ngần ngại tầm soát thường xuyên nhằm sớm có cách xử trí phù hợp, tránh để biến chứng.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Là Bệnh Gì? Chẩn Đoán Bằng Phương Pháp Nào?