Biến Chứng Bệnh Giang Mai: Dấu Hiệu, Lời Khuyên Bác Sĩ

3638 Views

Biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm nhất có thể kể đến những tổn thương về thần kinh, tim mạch. Nhận biết sớm giúp quá trình điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn chính với các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn. Ngoài ra, giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 còn tồn tại GIAI-ĐOẠN-TIỀM-ẨN.

Bệnh khởi đầu với những tổn thương da dạng "săng", loét có thể điều trị và kiểm soát tốt. Biến chứng về sau bao gồm những tổn thương nguy hiểm tác động đến tim mạch, mạch máu, thần kinh, các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

Vậy bệnh giang mai lây truyền như thế nào? Nam giới mang mầm bệnh trong cơ thể nên làm gì để tránh những biến chứng mới trầm trọng? Hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ về căn bệnh này.

Bác sĩ Nguyễn Trần Thế AnhTrung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health cho biết bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.

Bệnh có 3 giai đoạn với các triệu chứng và mức độ trầm trọng, nguy hiểm khác nhau theo từng giai đoạn:

Biến chứng bệnh giang mai thời kỳ 1

Sau thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3 tuần, cơ thể sẽ xuất hiện các tổn thương dạng săng tại bộ phận sinh dục.

Săng có hình dạng tròn, bầu dục từ 0.5 - 2cm, giới hạn rõ, đều đặn, thường không có bờ, đáy vết thương sạch, trơn, bóng, màu đỏ như màu thịt tươi, sờ vào thấy cứng, không đau, kèm theo nổi hạch 1 hoặc 2 bên bẹn.

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời sẽ kiểm soát và đẩy lùi được bệnh.

Nếu không điều trị tổn thương sẽ tự lành sau 3 - 6 tuần, nhưng bệnh sẽ bước vào các giai đoạn nguy hiểm sau đó.

Biến chứng bệnh giang mai thời kỳ 2

Giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai đã lan tràn khắp cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau xương, đau khớp…

Các tổn thương cũng xuất hiện rộng khắp cơ thể, từ mặt, vai, hông đến lòng bàn tay, lòng bàn chân, hậu môn, vùng sinh dục.

Các hình dạng, kích thước của tổn thương da cũng đa dạng hơn, phổ biến nhất là đào ban, có hình tròn, bầu dục, màu hồng nhạt, từ vài mm đến 1-2cm, không ngứa, không đau. Ngoài ra còn các tổn thương khác như vết sướt ở môi, miệng lưỡi, vết loét, vết sẩn bề mặt ẩm ướt…

Các triệu chứng này có thể tái đi tái lại trong thời gian dài.

Giang mai tiềm ẩn

Đây là giai đoạn âm ỉ, không có bất kì triệu chứng nào được thể hiện. Giai đoạn này có thể kéo dài suốt đời, hoặc chuẩn bị cho sự bùng phát nguy hiểm của xoắn khuẩn.

Chúng gây các thương tổn lên đa cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thống tim mạch và thân kinh, để lại những hậu quả nặng nề đến sức khỏe.

Biến chứng bệnh giang mai thời kỳ 3

Đây là giai đoạn muộn với các biến chứng trầm trọng lên cơ quan nội tạng, và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên giai đoạn này thường rất hiếm gặp.

Các tổn thương giai đoạn này cũng rất đặc trưng, từ tổn thương dạng cũ.

Đây là những cục màu đỏ đồng, có vảy hay loét có mài, tụ lại thành hình cung, khi lành tạo thành sẹo cộm lên, đến các tổn tương dạng gôm.

Ban đầu là cục sờ vào chắc, sau đó mềm và loét ra, chảy dịch và tạo thành sẹo.

Các tổn thương có thể xuất hiện tại da, niêm mạc, nội tạng và xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Con đường lây truyền bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, vi khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc từ các vết trầy sướt xảy ra trong quá trình ân ái.

Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể lây lan qua đường đường máu do tiêm, truyền máu, hoặc từ mẹ sang con.

Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp đôi nữ giới. Phát hiện sớm bệnh ở các giai đoạn đầu dễ kiểm soát và đẩy lùi được bệnh.

Lời khuyên bác sĩ

Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho phái mạnh khi có tiếp xúc với nguy cơ mắc bệnh, hoặc không may mang trong mình xoắn khuẩn gây bệnh.

Sau đây là những cách để có cuộc sống mạnh khỏe và phòng tránh những biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm xảy ra:

  • Đến các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời khi có tiếp xúc với các nguy cơ mắc bệnh.
    Tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ, có một kế hoạch theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh tình và phòng tránh biến chứng mới.
  • Tầm soát các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác có nguy cơ đồng nhiễm để điều trị song hành. Đồng thời, có biện pháp bảo vệ mình, bảo vệ bạn tình khi ân ái.
  • Tư vấn cho bạn tình cùng kiểm tra sức khỏe. Xem xét kĩ lưỡng ý định có con trong thời gian mang mầm bệnh và tầm soát cho mẹ bầu vì nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi.
  • Có một kế hoạch sống lành mạnh khoa học với chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, tập thể dục thể thao tăng cường hệ miễn dịch, góp phần đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh giang mai có thể kiểm soát tốt và điều trị khỏi bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Bệnh giang mai thậm chí lây truyền qua thế hệ tương lai nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đến nơi đến chốn dẫn tới bệnh tiến triển vào các giai đoạn muộn hơn.

Không được phép chủ quan ngay cả khi bệnh trong giai đoạn âm ỉ không triệu chứng. Việc có kế hoạch khám định kỳ theo dõi bệnh là rất cần thiết.

Đối với các phái mạnh còn khỏe mạnh, ngoài việc quan hệ có biện pháp bảo vệ an toàn thì khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng.

Đồng thời nên đi kiểm tra các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục để bảo vệ mình, bảo vệ bạn tình. Từ đó, giúp cuộc yêu trở nên thăng hoa nhất.

Xem thêm: CẢNH BÁO NHỮNG CHÀNG BOT NHẸ DẠ...RƯỚC SÙI MÀO GÀ VÀO HẬU MÔN




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Biến Chứng Bệnh Giang Mai: Dấu Hiệu, Lời Khuyên Bác Sĩ - Phòng Khám Nam Khoa Men's Health