Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tiểu Đêm (Phần 2)

536 Views

TS.BS.CKII. Trà Anh Duy

Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health

Sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, hỏi tiền căn nội khoa và ngoại khoa, thuốc đang dùng, chúng ta có thể xác định nguyên nhân gây tiểu đêm. Sau đó chúng ta đưa ra một số khuyến cáo cho bệnh nhân. Ngoài ra, chúng ta phải xác định và điều trị yếu tố nguy cơ.

Xác Định Yếu Tố Nguy Cơ (Tiếp Theo):

 7. Bàng quang tăng phản xạ: thường gặp ở người cao tuổi. Biểu hiện bằng triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và khó tiểu. Đánh giá bằng niệu động học cho thấy bàng quang co bóp kém và dấu hiệu bàng quang tăng hoạt. Thể tích nước tiểu tồn lưu tăng đáng kể.

8. Đau vùng trên xương mu và tiểu gắt: có thể là triệu chứng của viêm bàng quang. Nguyên nhân:

- Nhiễm trùng tiểu

- Viêm mạn tính

- Lao

- Bướu bàng quang hoặc sỏi bàng quang

- Sau xạ trị, viêm bàng quang do tia xạ dẫn đến xơ hóa bàng quang theo thời gian

- Hội chứng đau vùng chậu mạn tính: viêm bàng quang kẻ, lạc nội mạc tử cung, viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

- Bệnh lý viêm lân cận: lạc nội mạc tử cung, viêm túi thừa đại tràng

 9. Tiểu máu: có thể do bướu đường tiết niệu, do sỏi, hoặc do nhiễm trùng tiểu, và cần phải khảo sát thêm. Có thể tìm tế bào ung thư trong nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi trùng, các xét nghiệm về hình ảnh như chụp UIV, CT, soi bàng quang. Một số ít bệnh nhân tiểu máu kết hợp với tiểu đạm cần khám chuyên khoa về nội thận.

10.  Bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp: làm cho áp lực đường thở tăng, tăng co thắt mạch máu ở phổi, làm tăng áp lực tâm nhĩ phải, làm cho thận thải nhiều muối và nước do tác dụng của hormone lợi niệu từ tâm nhĩ.

11. Thai kì: tiểu đêm thường gặp trong trong kì, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba mà không rõ cơ chế. Có thể do sản phụ uống nhiều nước nên làm tăng thể tích nước tiểu, có thể do tử cung chứa thai đè lên bàng quang, có thể do thay đổi hormone thai kì.

12. Mãn kinh: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp xảy ra sau khi mãn kinh do đường tiết niệu dưới teo lại. Bổ sung estrogen/progesterone có thể cải thiện triệu chứng cho một số bệnh nhân.

13. Nhiễm trùng tiểu tái phát: gây tiểu đêm từng đợt kết hợp với tiểu nhiều lần vào ban ngày, gây tiểu gắt, đau vùng trên xương mu. Giữa những đợt nhiễm trùng thì bệnh nhân không có triệu chứng. Khuẩn niệu hay gặp ở người cao tuổi, khi có triệu chứng thì nên cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ, giúp điều trị thích hợp. Nhiễm trùng tiểu do lao thường thứ phát sau lao phổi, lao hầu họng, lao hồi manh tràng, vi trùng lao theo dòng máu đến thận và sau đó đến bàng quang, dẫn đến viêm mạn tính và xơ hóa thành bàng quang, hậu quả gây giảm dung tích bàng quang gây tiểu đêm.

(còn tiếp)

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tiểu Đêm (Phần 2) - Phòng Khám Nam Khoa Men's Health