TS.BS.CKII. Trà Anh Duy
Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health
Việc chẩn đoán tiểu đêm dựa vào hỏi bệnh sử, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và sau đó được chỉ định các cận lâm sàng cần thiết:
Khám lâm sàng
- Tìm dấu hiệu phù ngoại biên và triệu chứng suy tim.
- Tìm cầu bàng quang, khối u vùng chậu và khối u ổ bụng.
- Khám thần kinh: nếu có triệu chứng thần kinh thì khám phản xạ lòng bàn chân để đánh giá rối loạn neuron vận động trên.
- Khám vùng chậu:
- Viêm âm hộ, áp xe tuyến Bartholin,…
- Teo sinh dục niệu đạo sau mãn kinh.
- Sa cơ quan vùng chậu.
- Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng bằng ngón tay.
Cận lâm sàng
- Tổng phân tích nước tiểu
Tìm hồng cầu, bạch cầu, vi trùng, trụ niệu. Nếu (+) thì cấy nước tiểu để giúp điều trị phù hợp
Tuy nhiên ở bệnh nhân cao tuổi thường có khuẩn niệu không triệu chứng nên không cần thiết phải điều trị
Nếu có tiểu máu vi thể thì cần phải tầm soát loại trừ ung thư, khảo sát bệnh cầu thận.
- Xét nghiệm máu
Đường huyết, điện giải trong huyết thanh, nồng độ creatinine, nồng độ canxi máu.
- Siêu âm bụng tổng quát: đánh giá các bệnh lý hệ tiết niệu như thận, bàng quang, tuyến tiền liệt…
Xét nghiệm máu giúp phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời
Tóm lại, người bệnh mắc chứng tiểu đêm cần được thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tổng thể nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác của tiểu đêm. Từ đó, bác sĩ Tiết niệu – Nam khoa có hướng điều trị hợp lý cho từng người bệnh.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: