Hiếm Muộn Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tốt Nhất

2326 Views

Bộ Y tế Việt Nam cho biết ở nước ta hiện nay có tới hơn 1 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang phải đối mặt với vấn đề hiếm muộn, vô sinh. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và y học hiện cũng đã có những biện pháp hữu ích để trợ giúp họ.

Bài viết dưới đây chỉ đề cập đến vấn đề hiếm muộn và cách điều trị.

Hiếm muộn là gì?

Nhiều người đánh đồng khái niệm vô sinh và hiếm muộn là một, vì hai cụm từ này thường được sử dụng cạnh nhau. Trên thực tế, hiếm muộn chỉ tình trạng các cặp vợ chồng quan hệ đều đặn, không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, nhưng người vợ dưới 35 tuổi sau một năm chưa có con, hoặc sau 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi.

Tuy nhiên, những đôi này vẫn có thể sinh con được, chỉ là sẽ khó khăn nếu không có biện pháp can thiệp y tế.

Vô sinh tức là không còn khả năng sinh sản.

Hiếm muộn xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Có 40% nguyên nhân do nam giới, 40% từ nữ và 20% trường hợp hiếm muộn không rõ vì sao.

Ở phụ nữ có 3 nhóm chính

Bệnh về nội tiết

  • Bệnh về nội tiết: sự cân bằng của các hormone là chìa khóa để quá trình rụng trứng diễn ra bình thường. Nếu có bệnh nội tiết dẫn tới rối loạn rụng trứng, rối loạn phóng noãn khiến cho thụ thai khó khăn. Phải kể đến là bệnh suy tuyến yên, cường giáp/suy giáp, đái tháo đường hay tiền đái tháo đường, bệnh về tuyến thượng thận (suy hoặc u)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: các nang noãn không phát triển, trứng không trưởng thành nên quá trình rụng trứng không diễn ra. Triệu chứng điển hình là rối loạn kinh nguyệt, không có kinh, mụn, thừa cân, lông rậm, tóc rụng… Chưa kể hội chứng này làm tăng nguy cơ đề kháng insulin, gây đái tháo đường, béo phì, thừa cân. Khi khám hiếm muộn vô sinh nữ, đây là nguyên nhân đầu tiên được nghĩ tới.
  • Suy chức năng buồng trứng sớm: chức năng buồng trứng giảm sớm thì chất lượng trứng và chuẩn bị cho thai làm tổ cũng suy giảm. Tình trạng này xảy ra do phản ứng tự miễn, di truyền hay hóa trị ở người ung thư. Bệnh có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, loãng xương, lo âu quá độ dẫn tới trầm cảm, hiếm muộn, thậm chí vô sinh
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi: vùng dưới đồi sinh ra hormone FSH và LH, có vai trò kích thích trứng rụng. Khi tăng/giảm cân quá nhanh, căng thẳng quá mức sẽ khiến cho việc sản xuất hai hormone này bị gián đoạn, kéo theo rối loạn rụng trứng và khó có con.
LH và FSH là hormone của não bộ chi phối hoạt động rụng trứng

Bệnh vùng sinh dục

  • Viêm nội mạc tử cung: trong tử cung bị viêm nhiễm, xuất phát từ nhiều lý do như thủ thuật can thiệp không được đảm bảo yếu tố vô trùng (nạo thai, đặt và lấy vòng tránh thai, nạo sinh thiết). Nhiều trường hợp điều trị không tốt, viêm nội mạc tử cung dẫn tới nhiễm khuẩn vào máu, viêm phần phụ kéo theo tắc vòi trứng, dính tử cung… Từ đó làm giảm khả năng gặp tinh trùng của trứng, cản trở phôi làm tổ trong tử cung.
  • Polyp nội mạc tử cung: đa polyp hoặc kích thước polyp lớn ảnh hưởng tới đường đi của tinh trùng và làm tổ của phôi.
  • Ung thư nội mạc tử cung: với triệu chứng khí hư nhiều và có mùi hôi, chảy máu âm đạo, đau vùng chậu. Khi điều trị muộn, người nữ thường phải cắt toàn bộ hoặc một phần của tử cung
  • Tắc ống dẫn trứng: có thể nghẽn một phần hoặc tắc hoàn toàn, ngăn tinh trùng đến gặp trứng

Theo thời gian, số lượng và chất lượng trứng giảm mạnh, vì vậy khuyến khích chị em nên sinh đẻ trước 33 tuổi

Bệnh phụ khoa

Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến phụ nữ lâm vào tình cảnh hiếm muộn. Bệnh phụ khoa dai dẳng, hầu hết chị em đều mắc phải nhưng không chữa trị triệt để.

  • Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, virus: khiến pH âm đạo thay đổi, tinh trùng khó sống sót và di chuyển vào phía trong
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: khiến chất nhờn trong âm đạo tăng lên và cản trở sự di chuyển của tinh trùng, đồng thời cũng gây thay đổi pH âm đạo
  • Ống dẫn trứng bị ứ dịch: đây là hậu quả của viêm phụ khoa hay từng phẫu thuật vùng chậu. Nó cản trở tinh trùng và trứng gặp gỡ
  • Viêm buồng trứng: là yếu tố làm giảm đồng thời cả số lượng và chất lượng trứng cũng như khả năng rụng trứng
  • Áp xe hai buồng trứng: do nhiễm trùng gây viêm, tụ mủ ở hai bên buồng trứng.
Viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng khiến người phụ nữ khó có con

Ở nam giới có 4 nguyên nhân hiếm muộn chính

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: là các tĩnh mạch treo tinh hoàn bị giãn, khiến máu ứ lại và làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên, ảnh hưởng tới chức năng sản xuất tinh trùng cũng như nồng độ testosterone
  • Bệnh tinh hoàn: tinh hoàn ẩn, ung thư, viêm tác động xấu đến các cấu trúc trong tinh hoàn, giảm sinh tinh
  • Bệnh mào tinh hoàn: dị tật mào tinh, tắc hoặc viêm mào tinh ngăn cản tinh trùng hòa cùng tinh dịch để xuất ra ngoài

Cùng với đó, bất kể bất thường nào liên quan đến hệ sinh dục, tiết niệu về lâu dài đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, chẳng hạn như viêm niệu đạo, viêm quy đầu, viêm hoặc ung thư tuyến tiền liệt, các bệnh lây qua đường tình dục…

Có nhiều quan điểm cho rằng khi cả hai giới tiếp xúc nhiều với chất hóa học ô nhiễm, có thói quen dùng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, ma túy, căng thẳng về tâm lý cũng rất khó có con. Các yếu tố này vừa giảm chất lượng con giống, vừa làm tăng tỷ lệ rối loạn cương, yếu sinh lý, xuất sớm hay giảm ham muốn tình dục. Chính tần suất quan hệ thấp, không đạt khoái cảm, chưa kịp thâm nhập vào âm đạo đã xuất tinh nên cũng làm giảm khả năng gặp gỡ trứng của tinh trùng so với đàn ông bình thường.

Điều trị hiếm muộn như thế nào?

Việc chữa trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu kiểm tra hoàn toàn bình thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thay đổi những lối sống chưa lành mạnh, thả lỏng tinh thần và sử dụng một số viên uống vitamin tổng hợp để nâng cao số lượng tinh trùng/trứng khỏe mạnh. Còn do bệnh lý thì sẽ được tìm ra trong quá trình xét nghiệm và tiến hành chữa trị.

Cách chữa hiếm muộn trước hết phải xử lý nguyên nhân

Với nữ giới

Có 3 phương pháp chính là:

  • Dùng thuốc: giúp điều chỉnh hormone và điều tiết sự rụng trứng. Tuy nhiên thuốc thường có tác dụng phụ nên phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ
  • Phẫu thuật: nhằm xử lý những cản trở trong đường sinh dục của phái nữ, đó là polyp, u xơ tử cung, tử cung bất thường, màng trong tử cung, u nang buồng trứng… Hiện nay phần lớn áp dụng kỹ thuật nội soi nên thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh, ít chảy máy, ít đau, tỷ lệ thành công cao
  • Hỗ trợ sinh sản: bơm tinh trùng vào trong tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.

Với nam giới

  • Nếu hiếm muộn xuất phát từ việc tắc đường dẫn tinh cần làm phẫu thuật thông tắc. Sau đó, người vợ có thể mang thai tự nhiên. Nếu như không được thì phải chọc hút tinh trùng ra ngoài và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Khi hợp tử hình thành lại được cấy trở lại vào tử cung người mẹ.
  • Số lượng và chất lượng tinh trùng thấp được điều trị bằng thuốc thích hợp để cải thiện, giúp thụ thai tự nhiên. Nếu không được cũng phải lấy tinh trùng ra, chọn lọc những con đủ điều kiện và tiến hành bơm vào tử cung vợ hoặc thụ tinh trong ống nghiệm
  • Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Điều trị các tình trạng viêm bằng kháng sinh đặc hiệu, kháng nấm và kháng viêm nếu có
  • Điều chỉnh lối sống và tần suất quan hệ: việc quan hệ thưa đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn thường gặp nhất nên việc điều chỉnh tần suất quan hệ phù hợp, đặc biệt là thời điểm quan hệ cần được bác sĩ hướng dẫn kĩ cho các bệnh nhân đang hiếm muộn.

Lời kết

Bên cạnh việc điều trị, cả nam và nữ giới đều cần duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ gìn vệ sinh thân thể, kiểm tra sức khỏe sinh sản mỗi 6 tháng một lần và quan hệ tình dục an toàn.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Hiếm Muộn Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tốt Nhất