Hầu như ai khi nghe đến sùi mào gà đều sợ hãi. Vì đây là một bệnh lây qua đường tình dục và thể hiện một người nào đó có nhân cách, đạo đức không tốt.
Sùi mào gà do HPV gây ra, đây là virus đa chủng loại. Theo nghiên cứu thì HPV có cả trăm loại. Mỗi loài này sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện thành sùi ở cơ quan sinh dục, miệng....
Một số gây nên ung thư cổ tử cung ở nữ. Bất ngờ hơn là một trong số này gây nên sùi mào gà ở tay hay còn gọi là “mụn cóc”.
Một trong những vị trí mụn cóc thường mọc là bàn tay và ngón tay.
Như chúng ta đã biết, mụn cóc thường vô hại, nhưng nó lại gây khó chịu cho một số người, đặc biệt là ở trẻ mới lớn. Mụn cóc xảy ra với tỷ lệ khá cao, 1/3 ở trẻ nhỏ và 1/10 ở người lớn.
Ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường dễ bị mắc sùi ở bàn tay và ngón tay hơn người bình thương.
Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở tay
Ở trên chúng ta cũng đã phần nào giải thích về sự liên quan giữa mụn cóc và HPV.
Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng cao ở những vùng da bị tổn thương như: cắt, rách hoặc trầy xướt.
Virus HPV thường lây qua đường tiếp xúc da người bình thường với vùng da nhiễm virus, hoặc chỉ cần chạm vào cơ quan có sùi mào gà thì cũng có khả năng lây nhiễm.
Sau khi nhiễm virus thường ở dạng ngủ từ 6 tháng đến 1 năm, sau đó nó sẽ kích thích các tế nào da vùng bị nhiễm sinh sản không ngừng. Do đó, thật khó để biết được mình đã bị nhiễm từ lúc nào.
Triệu chứng của “Mụn cóc” hay sùi mào gà ở tay:
- Thường xuất hiện trên da với kích thước nhỏ,
- Tăng dần về kích thước thời gian, kèm với đó là bề mặt trở nên sần sùi và chai sạn.
- “Mụn cóc” thường có màu sắc giống màu da, có chân rộng, thường không đau cũng như không gây ra khó chịu
Ngoài ra, khi “mụn cóc” xuất hiện trên tay thì cũng đông thời xuất hiện ở một số vị trí khác của cơ thể như bàn chân, ngón chân, khuỷu…
Hầu hết “Mụn cóc” sẽ tự biến mất sau một thời gian, thường khoảng 2 năm. Tuy nhiên, bỏ qua và không theo dõi diễn tiến của nó cũng không được khuyến khích vì nó có thể lây lan sang các vị trí khác của cơ thể hoặc lây lan sang người khác.
Những “mụn cóc” mới thường dễ lấy, và một số nhà khoa học khuyên bạn nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.
Điều trị “Mụn Cóc” có thể dùng các thuốc bôi tương tự trong điều trị sùi mào gà. Ngoài ra các phương pháp vật lý như đốt điện, chấm ni tơ lỏng hoặc lazer đều có thể áp dụng.
Ngăn chặn “Mụn cóc” là một trong những thách thức của y học, nên chúng ta phải thận trọng và giảm tối thiểu nguy cơ tiếp xúc với “Mụn cóc”
- Rửa tay thường xuyên và giữ khô chúng
- Sử dụng dung dịch giữ ẩm để tay bạn luôn khô và mềm
- Giữ bàn tay và các ngón tay hạn chế để xây xát.
- Không nên cắn móng tay
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị mụn cóc
- Giữ sức khỏe tốt để có được hệ miễn dịch tốt nhất.
Men's Health chúc các bạn luôn khỏe mạnh.