Đau Tinh Hoàn Không Sưng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

2179 Views

Tinh hoàn là nơi sản xuất và dữ trữ con giống của phái mạnh. Vậy nên khi cơ quan này có bất kỳ vấn đề bất thường nào đều khiến cho các quý ông đứng ngồi không yên. Đặc biệt là trường hợp đau tinh hoàn nhưng không sưng, việc xác định lý do sẽ cần nhiều thời gian hơn vì triệu chứng mơ hồ.

Tuy nhiên, quý ông có thể hiểu sơ bộ về những rủi ro mình có thể gặp phải qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cảnh Giác Với 5 Nguyên Nhân Gây Đau Bìu Tinh Hoàn Ở Nam Giới!

Đau tinh hoàn do nguyên nhân sinh lý

Đau có thể xảy ra sau những chấn thương nhẹ về phần mềm, chẳng hạn như quan hệ tình dục quá mạnh bạo, ngồi xe đạp nhiều, mặc đồ chật và cứng trong thời gian dài khiến tinh hoàn bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp này tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị, chỉ cần phái mạnh điều chỉnh lại những yếu tố kể trên.

Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn giai đoạn đầu

Cơn đau vùng bìu, một hoặc cả hai bên, âm ỉ có thể kèm theo sốt nhẹ. Đau tăng khi đi tiểu hay quan hệ tình dục. Khi nặng hơn da bìu mới căng đỏ, xuất tinh lẫn máu hoặc mủ.

Cách điều trị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh linh hoạt tuỳ theo nguyên nhân là gì. Viêm do virus trị bằng thuốc kháng virus, do vi khuẩn dùng kháng sinh, do kích ứng dùng thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin… Nếu viêm nặng kèm sốt cao, nôn hoặc đã tiến triển thành áp xe thì có thể phải phẫu thuật.

Các trường hợp viêm trong bìu cần được điều trị sớm ngày nào sẽ bảo toàn được chức năng tinh hoàn và các bộ phận xung quanh.

Va đập gây chấn thương và chảy máu

Tình huống này gây đau tinh hoàn, kèm sưng hoặc không. Nếu va đập mạnh, cơn đau dữ dội và có thể chảy máu ra bìu. Để lâu tổn thương kéo theo viêm tinh hoàn, sưng bìu, rối loạn cương dương và có chất dịch lạ chảy ra từ đầu dương vật.

Tuỳ theo mức độ chấn thương mà cách điều trị cũng thay đổi giữa từng người. Hầu hết bác sĩ khuyên người bệnh cần nằm nghỉ ngơi tại nhà, chườm đá giảm đau viêm, uống thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, aspirin.

Thuốc sử dụng khi đau tinh hoàn do chấn thương thực thể

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là trường hợp các mạch máu treo tinh hoàn bị giãn. Lúc đầu gây ra những cơn đau vùng bìu ở cả một hoặc hai bên, nặng bìu; đau tăng khi cương dương, khi đi lại, ngồi lâu hoặc vận động mạnh. Nếu nặng, một bên tinh hoàn chảy xệ xuống, cơn đau lan ra toàn bộ bìu, bụng dưới và bàng quang. Có một số trường hợp đau vào buổi chiều tối, nghỉ ngơi thì mất đi.

Ngày nay, giãn tĩnh mạch thừng tinh được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc co mạch kèm giảm đau. Sau một thời gian mà bệnh không thuyên giảm thì phẫu thuật.

Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổ biến nhất ở nam giới tuổi trung niên nhưng cũng có thể trẻ hơn. Bệnh nhân có biểu hiện đau tức ở tinh hoàn, đau vùng bụng dưới, đau vùng giữa bìu với hậu môn; đôi khi đau thắt lưng hay đau lan cả xuống chân. Bên cạnh đó là các triệu chứng phối hợp như khó tiểu, đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần về đêm với nước tiểu đục do lẫn mủ hoặc hồng nhạt do lẫn máu, xuất tinh đau và ra máu. Số ít có sốt, mệt mỏi, lừ đừ như bị nhiễm siêu vi.

Ở các đợt cấp tính, triệu chứng nặng và đột ngột hơn. Viêm mạn tính thì chỉ đau nhẹ hoặc thậm chí không có bất kỳ biểu hiện gì.

Đối với viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chủ yếu là đường uống, trừ khi bệnh nghiêm trọng cần truyền kháng sinh đường tĩnh mạch. Thời gian điều trị kéo dài từ 2 – 6 tuần, nếu không đủ liệu trình vi khuẩn rất dễ tái phát.

Nếu viêm mạn tính không phải do vi khuẩn, lựa chọn là thuốc chẹn alpha để giãn cổ bàng quang, giúp người bệnh dễ đi tiểu, nhờ vậy mà tuyến tiền liệt được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó sẽ kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau.

Sỏi thận

Cơn đau từ thận có thể lan đến tinh hoàn. Đây là dạng cơn đau lan toả do thần kinh cảm giác. Vì vậy mà tinh hoàn không sưng, cũng không tổn thương.

Với sỏi nhỏ, thường là dưới 9mm, bác sĩ khuyên nên dùng thuốc để viên sỏi tan dần và tự thải ra ngoài khi đi tiểu. Nhưng thời gian dài mà kích thước sỏi không thay đổi, sỏi lớn, có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, tiết dịch) thì mổ lấy sỏi là cần thiết. Hiện nay có 2 kỹ thuật là: tán sỏi nội soi và tán sỏi bằng sóng xung kích.

Đau tinh hoàn do sỏi thận không gây sưng, có kèm đau thắt lưng

Nhìn chung khả năng cao đau tinh hoàn không sưng là do viêm tinh hoàn, hoặc những bệnh kể trên trong giai đoạn đầu. Khi đã xác định cơn đau của mình không phải do sinh lý, nam giới nên đến cơ sở y tế chuyên về Nam khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất.

Trung tâm Sức Khoẻ Nam Giới Men’s Health tự tin là địa chỉ tin cậy của phái mạnh khu vực TP Hồ Chí Minh và lân cận. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ Nam khoa hơn 20 năm trong nghề, máy móc tân tiến và nhà thuốc chuẩn GPP đi kèm. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn, khám, điều trị và theo dõi bởi một bác sĩ riêng, tận tình, chu đáo.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Đau Tinh Hoàn Không Sưng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm