KHÓ TIỂU Ở NAM GIỚI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

5509 Views

Hoạt động đi tiểu là một trong những hoạt động sinh lý của con người nhằm mang nước tiểu từ nơi dự trữ là bàng quang ra ngoài. Nước tiểu không chỉ giúp cơ thể thải trừ những chất độc trong quá trình chuyển hóa, mà giúp cân bằng lượng nước và điện giải trong cơ thể.

Ở nam cũng như nữ, hoạt động đi tiểu thường xảy ra sau khi có cảm giác buồn tiểu, khi đi tiểu mang lại cảm giác thỏa mái, chỉ cần rặn nhẹ, không đau, thường tiểu hết nước tiểu. Một ngày trung bình mỗi người tiểu từ 6-10 lần tùy vào lượng nước uống. Nếu có bất cứ thay đổi nào so với những tính chất trên đều được xem là một tình trạng bệnh lý.

Tiểu khó ở nam giới là như thế nào?

Tiểu khó là một tình trạng mà người bệnh không còn cảm thấy thỏa mái khi đi tiểu, phải rặn nhiều, tia nước tiểu yếu có lúc ngắt quản, tiểu xong cảm giác không hết nước tiểu và vẫn còn muốn đi tiếp. Ngoài ra thì tiểu trên 2 lần một đêm cũng là một trong những biểu hiện của tiểu khó.

Chúng ta cần phân biệt với triệu chứng tiểu gắt hay tiểu đau. Khi đó bệnh nhân đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát đường tiểu khiến người bệnh không dám đi tiểu, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần và mỗi lần một ít, đi xong thì vẫn còn cảm giác mắc tiểu.

Nguyên nhân khó tiểu ở nam giới

Về mặt nguyên nhân, bạn có thể tưởng tượng rằng niệu đạo giống như một đường ống dẫn nước tiểu từ nơi dự trữ nước tiểu là bàng quang ra ngoài. Có bất cứ một nguyên nhân làm tắt nghẽn đường ống này không hoàn toàn hoặc làm hẹp lòng đường ống đều có thể gây ra triệu chứng tiểu khó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Bướu bàng quang, sỏi bàng quang hoặc tình trạng hoạt đông không đồng bộ của bàng quang và các cơ đi tiểu sẽ làm mất đi tính thỏa mái của việc đi tiểu.
  • Ở nam giới đặc biệt hơn nữ giới là có tuyến tiền liệt, đây là một tuyến sinh dục phụ nằm bao bọc ở đoạn đầu niệu đạo có tác dụng tiết thêm dịch cho tinh dich. Một số bệnh lý của tuyến này như phì đại lành tính hoặc ung thư đều có thể là gây tiểu khó ở những người lớn tuổi.
  • Ngoài ra những bất thường trong lòng niệu đạo như tồn tại van niệu đạo sau ở trẻ em, bướu trong niệu đạo hoặc các trường hợp hẹp lòng niệu đạo bẩm sinh cũng có thể gây cảng trở đường ra của nước tiểu.
  • Chưa kể đến, hiện tượng viêm niệu đạo kéo dài hoặc tái đi tái lại có thể do vi trùng lây qua đường tình dục hoặc vi trùng bình thường trên cơ thể, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những sẹo hẹp trong lòng niệu đạo.
  • Chúng ta cứ nghĩ việc hẹp lòng niệu đạo mới gây ra tình trạng tiểu khó. Tuy nhiên, ở một lượng lớn nam giới, tình trạng hẹp bao quy đầu tiến triển làm hẹp bít lỗ tiểu ngoài và dẫn đến tình trạng khó đi tiểu.
  • Đó chưa phải là tất cả nguyên nhân. Ở Việt nam, tai nạn lao động và tai nạn giao thông luôn rình rập, chấn thương niệu đạo từ các nguyên nhân này rất phổ biến và thường gây ra biến chứng sẹo hẹp. Do niệu đạo nam nằm hoàn toàn ngoài cơ thể nên nguy cơ gặp phải chấn thương trong những trường hợp này thường cao hơn nữ.

Nghe đến tên của triệu chứng là chúng ta cũng hình dung được phần nào sự cực khổ của những người mắc bệnh này. Họ phải tốn nhiều năng lượng hơn cho việc đi tiểu, phải đi tiểu nhiều lần và luôn có cảm giác mắc tiểu làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt xã hôi, cũng như giảm hiệu quả trong công việc. Thức giấc nhiều lần trong đêm để đi tiểu và đặc biệt ở người già sẽ làm người bệnh hết sức mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều.

Điều đáng sợ nhất là khi nước tiểu tồn đọng trong bàng quang là một môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển. Và đây là điểm xuất phát cho những nhiễm trùng nguy hiểm hơn và đặc biệt là nhiễm trùng huyết có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào.

Cách điều trị khó tiểu dứt điểm

Khi những triệu chứng tương tự như mô tả ở trên, bạn cần đến các trung tâm ý tế hoặc các bệnh viện có chuyên khoa niệu để được khám và làm những xét nghiệm chuyên biệt. Từ những dữ liệu đó sẽ góp phần vào việc tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc điều trị.

Điều trị tiểu khó sẽ tùy vào những nhóm nguyên nhân. Đối với nhóm dị tật bẩm sinh hoặc bướu trong đường niệu thì cần nội soi đường niệu để giải quyết nguyên nhân. Còn sẹo do viêm hoặc chấn thương gây hẹp đường tiểu thì cần phẫu thuật để làm rộng đường tiểu.

Ở người lớn tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt thì ban đầu sẽ được điều trị bằng thuốc. Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị nội hoặc tình trạng tiểu khó tăng dần thì can thiệp bằng phẫu thuật để làm giảm kích thước tuyến tiền liệt và giúp cho người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.

Ngoài những bất thường đường niệu bẩm sinh thường phải can thiệp bằng phẫu thuật và hầu như không thể phòng ngừa. Thì các nguyên nhân gây hẹp đường niệu khác thì có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống:

  • Vệ sinh thân thể sạch, tình dục an toàn sẽ làm giảm khả năng viêm niệu đạo, một khi bị viêm nhiễm phải điều trị triệt để, không để bệnh tái phát nhiều lần gây hẹp đường tiểu.
  • Để tránh những biến chứng hẹp do chấn thương cần cẩn thận trong việc tham gia giao thông cũng như lao động thường ngày
  • Ở người lớn tuổi thì phì đại tuyến tiền liệt là việc khó tránh khỏi nhưng việc giảm sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như bia rượu sẽ hạn chế được phần nào triệu chứng tiểu khó của bệnh nhân. Người già sẽ ngủ ngon hơn và chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
KHÓ TIỂU Ở NAM GIỚI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM