Siêu Âm Sỏi Thận: Những Lưu Ý Trước Và Sau Khi Siêu Âm

1841 Views

Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để phát hiện sỏi trong thận. Kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định rõ vị trí, hình dạng, kích thước sỏi, hỗ trợ trong chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị sỏi thận ở nam giới. 

Vậy người bệnh cần lưu ý gì trước và sau khi siêu âm sỏi thận? Cùng Bác sĩ. Lê Minh Quang - Bác sĩ Nam khoa Men’s Health tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Siêu âm sỏi thận là gì?

Siêu âm sỏi thận là phương pháp chẩn đoán sỏi đường tiết niệu an toàn, không can thiệp vào cơ thể bệnh nhân.

Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để quét qua cơ thể, sau đó thu nhận sóng âm phản xạ để dựng nên hình ảnh các cấu trúc về thận, niệu quản, bàng quang, tiền liệt tuyến…

siêu âm sỏi thận là phương pháp phổ biến phát hiện các bệnh lý ở thận
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến giúp phát hiện bất thường ở thận

Chỉ định siêu âm sỏi thận

Siêu âm thận thực hiện đơn giản nhưng cho kết quả chính xác, có thể thực hiện nhiều lần, độ an toàn cao. Với những ưu điểm đó, siêu âm được xem là phương pháp đầu tay trong chẩn đoán bệnh sỏi thận. Trong một số trường hợp, sau khi có kết quả siêu âm, các bác sĩ có thể cho thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như CT-Scan (có cản quang hoặc không cản quang) để thể hiện rõ hơn các hình ảnh bệnh lý.

Tuy nhiên, do phương pháp chụp CT-Scan sẽ khiến bệnh nhân phơi nhiễm với một lượng bức xạ nhất định nên các bác sĩ thường sẽ ưu tiên siêu âm chẩn đoán trước. Một số trường hợp bệnh nhân tình cờ phát hiện được bệnh lý thận qua siêu âm định kỳ tầm soát.

Quy trình siêu âm sỏi thận

- Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm ngửa trên bàn siêu âm, vén áo bộc lộ phần hông và thắt lưng. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng phải hoặc trái để kiểm tra rõ hơn các cấu trúc cần siêu âm.

- Bước 2: Trước khi siêu âm bác sĩ sẽ bôi một loại gel chuyên dụng để loại bỏ lớp khí giữa da và đầu dò siêu âm, giúp sóng âm xuyên thấu và thể hiện hình ảnh rõ ràng hơn, ngoài ra còn để đầu dò di chuyển dễ dàng hơn trên da bệnh nhân.

- Bước 3: Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò quanh vùng hông lưng để kiểm tra thận, niệu quản và vùng bụng dưới để kiểm tra bàng quang, tuyến tiền liệt. Ngoài ra nếu có kiểm tra thêm gan, túi mật, lách…, các bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò thêm ở các vị trí khác.

- Bước 4: Kết thúc quá trình siêu âm thận, sau khi đã có đủ những hình ảnh cần thiết, các bác sĩ sẽ có khăn giấy lau khô phần gel còn bám lại trên da bệnh nhân.

Các lưu ý trước và sau khi siêu âm sỏi thận

Trước khi siêu âm:

- Khi bàng quang trống, không có nước tiểu thì sóng siêu âm sẽ không thể hiện được rõ cấu trúc bàng quang và tuyến tiền liệt. Do đó, trước khi siêu âm, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống nước và nhịn tiểu để lượng nước tiểu trong bàng quang tăng lên, sóng siêu âm khi đó sẽ thể hiện rõ ràng các cấu trúc ở thành bàng quang và kích thước tuyến tiền liệt.

Nam giới nên xét nghiệm vào lúc sáng sớm để siêu âm sỏi thận đạt kết quả tốt nhất
Nam giới nên siêu âm thận vào lúc sáng sớm, chưa ăn sáng để có kết quả chính xác

- Trong khi thực hiện siêu âm thận, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm các cấu trúc khác trong ổ bụng như gan, túi mật, lách..., Do đó bệnh nhân nên nhịn ăn từ 6 tiếng đến 8 tiếng, tốt nhất là siêu âm vào buổi sáng sau khi bệnh nhân đã ăn từ buổi tối hôm trước.

Sau khi siêu âm:

- Sau khi đã siêu âm xong, bệnh nhân sẽ chờ kết quả siêu âm chuyển đến bác sĩ khám bệnh để đọc kết quả.

- Nếu kết quả có vấn đề bất thường như sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi nội thành bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp cắt lớp CT-Scan, chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng…

Sỏi thận có tái phát không?

Trong tương lai, sau khi sỏi thận của bệnh nhân đã được đào thải tự nhiên hay can thiệp lấy sỏi, bệnh nhân vẫn có thể bị sỏi thận tái lại.

Vì vậy, nếu trước đây bệnh nhân đã có tiền sử sỏi thận, người bệnh nên quan tâm hơn về chế độ ăn uống, lối sống để ngăn ngừa sự hình thành sỏi sau này.

Làm gì khi phát hiện sỏi thận?

Sau khi đã phát hiện sỏi thận, hướng điều trị tiếp theo phụ thuộc vào kích thước sỏi hoặc vị trí sỏi:

- Nếu sỏi kích thước nhỏ: bệnh nhân có thể dùng thuốc giãn cơ trơn đường tiểu, kháng viêm, lợi tiểu để đào thải sỏi khỏi cơ thể.

- Nếu sỏi kích thước lớn: tùy vào vị trí viên sỏi ở thận, niệu quản hoặc niệu quản đoạn nội thành bàng quang mà bác sĩ có thể cho chỉ định như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi bằng laser, tán sỏi nội soi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc.

- Nếu sỏi kích thước quá lớn (sỏi san hô bể thận): bệnh nhân có thể cần can thiệp mổ hở để lấy sỏi, trường hợp này thì đường mổ sẽ lớn, thời gian nằm viện lâu, có thể để lại sẹo xấu trên da.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Siêu Âm Sỏi Thận: Những Lưu Ý Trước Và Sau Khi Siêu Âm