Tinh hoàn nhỏ là gì? Có bị vô sinh không? Đây là thắc mắc của không ít nam giới, bởi tinh hoàn có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Dĩ nhiên là không phải quý ông nào cũng sở hữu tỉ lệ kích thước tinh hoàn đạt “chuẩn”.
Chức năng của tinh hoàn đối với nam giới
Một trong những chức năng quan trọng của tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng để duy trì nòi giống. Nếu quý ông có tinh hoàn nhỏ hơn mức trung bình, lượng tinh binh được sản xuất sẽ ít hơn so với những người đàn ông có thể tích tinh hoàn bình thường. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ngoài ra, tinh hoàn còn tiết ra một loại hormone nam (testosterone) rất quan trọng trong sự phát triển các đặc điểm thể chất và ham muốn tình dục của nam giới.
Thế nào là tinh hoàn nhỏ?
Cũng như mọi bộ phận cơ thể khác, kích thước tinh hoàn ở mỗi người là khác nhau, thường ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chiều dài trung bình của một tinh hoàn bình thường là từ 4,5cm đến 5,1cm (khoảng 1,8 đến 2 inch). Tinh hoàn được xem là nhỏ khi có chiều dài dưới 3,5 cm (khoảng 1,4 inch).
Việc đo tinh hoàn thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nam học bằng cách:
- siêu âm, không gây đau đớn, không xâm lấn.
- Đo bằng thước chuyên dụng (ellipsoid orchidometer) có 12 size lớn nhỏ.
Những bệnh lý gây teo tinh hoàn
Viêm tinh hoàn
- Viêm tinh hoàn là một bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, gây sưng đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn trong bìu.
- Triệu chứng nhận biết viêm tinh hoàn:
- Bìu sưng đau bên bị viêm nhiều hơn, có thể tấy đỏ.
- Cảm giác tức nặng, sờ vào tinh hoàn thấy cứng và đau căng.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục, có hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn ở mức độ nhẹ.
- Khi xuất tinh máu có lẫn mủ trong tinh dịch.
- Tiểu buốt và có cảm giác đau hơi mơ hồ ở vùng hạ vị.
- Phát sốt, mệt mỏi, chán ăn.
- Điều trị viêm tinh hoàn:
- Viêm do nhiễm vi khuẩn, sẽ điều trị kháng sinh, chống viêm, giảm đau chống phù nề. Phân lập được vi khuẩn bằng cách làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ đó.
- Viêm do nhiễm virus, người bệnh sẽ được điều trị chống viêm, giảm đau, các thuốc ức chế phản ứng miễn dịch.
- Viêm do dị ứng, điều trị bằng các thuốc chống dị ứng.
- Viêm tinh hoàn có biến chứng áp xe tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn hay viêm tinh hoàn mãn tính có xơ hóa, thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Xoắn tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn là dây thừng tinh bị xoắn lại và cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Tinh hoàn sẽ bị tổn thương và có thể hoại tử nếu tình trạng kéo dài và bị xoắn chặt.
- Triệu chứng nhận biết xoắn tinh hoàn:
- Đau đột ngột, dữ dội ở bìu.
- Sưng bìu, đau bụng
- Buồn nôn, sốt, tiểu đau.
- Tinh hoàn nằm ở vị trí cao hơn bình thường hoặc xoay góc bất thường.
- Cảm thấy một chỗ u trên tinh hoàn.
- Điều trị xoắn tinh hoàn:
Mổ xoắn tinh hoàn là phương pháp phẫu thuật đơn giản và ít xâm lấn. Tuy nhiên, bệnh lý này cần được chữa trị và xử lý càng sớm càng tốt. Trong các trường hợp cấp cứu theo thời gian khác nhau sẽ cho ra kết quả điều trị khác nhau:
- Bệnh nhân được cấp cứu trước 6h kể từ khi phát hiện các biểu hiện của xoắn tinh hoàn thì 100% tinh hoàn được cứu.
- Bệnh nhân được cấp cứu trong khoảng từ 6-12h thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%.
- Bệnh nhân được cấp cứu trong khoảng 12-24h thì tinh hoàn chỉ còn 20% khả năng được cứu.
- Bệnh nhân được cấp cứu trên 24h, lúc này tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Giãn mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường gặp hơn.
- Triệu chứng nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh: Trong nhiều trường hợp, nam giới có thể không nhận ra họ bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, vì nó thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, quý ông có thể tự cảm nhận thấy rằng tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bình thường.
- Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh:
- Điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc, thường áp dụng cho các trường hợp nhẹ)
- Phẫu thuật vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh
- Phẫu thuật qua nội soi ổ bụng.
- Phẫu thuật vi phẫu là làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn, được áp dụng rất phổ biến vì sự an toàn cũng như mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao, ít biến chứng.
Ung thư tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn bắt đầu khi xuất hiện khối u ở bìu và thường không gây đau đớn. Để phát hiện được ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng siêu âm.
- Triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn:
- Cục u lớn dần ở một trong hai tinh hoàn.
- Cảm giác nặng nề ở bìu.
- Đau âm ỉ ở bụng, ở háng hoặc cảm thấy khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu.
- Có chất dịch lỏng trong bìu.
- Vòng 1 to bất thường và bị đau.
- Điều trị ung thư tinh hoàn:
- Phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn bị ung thư và nạo vét hạch bẹn triệt để.
- Xạ trị cho ung thư tuyến tinh.
- Sử dụng hóa trị liệu cho từng giai đoạn ung thư hoặc sau khi phẫu thuật.
- Thực hiện phẫu thuật lấy hạch bạch huyết để ung thư không tuyến tinh.
Tinh hoàn nhỏ có bị vô sinh không?
Không phải mọi trường hợp tinh hoàn nhỏ đều khiến nam giới bị vô sinh. Chỉ những nam giới sở hữu tinh hoàn quá nhỏ (dưới 1,4 inch à Đổi ra cm giùm) so với người bình thường (khoảng 1,8 đến 2 inch) mới có khả năng gặp phải tình trạng này. Bởi vì:
- Thể tích tinh hoàn giảm nên số lượng cũng như chất lượng tinh trùng của nam giới cũng bị kém đi, dẫn đến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
- Giảm lượng hormone testosterone nam, gây ra hiện tượng mất ham muốn tình dục, từ đó kéo theo nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Dẫn đến tình trạng loãng xương, mà đây lại là dấu hiệu của vô sinh nam.
- Nguy cơ cao về ung thư tinh hoàn, nghĩa là tinh hoàn sẽ bị hoại tử và không còn khả năng sản sinh ra tinh trùng để sinh sản được nữa.
Kết luận
Mặc dù không phải trường hợp nào tinh hoàn nhỏ cũng nguy hiểm, tuy nhiên nam giới nên chú ý về kích thước và hình dạng tinh hoàn của mình để phòng ngừa bệnh. Thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc điều trị. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu một hoặc cả hai tinh hoàn trở nên nhỏ đi một cách bất thường.