Mang thai là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống hôn nhân. Ở người đàn ông quyết định có con cái chính là mở ra một thời kì mới về trách nhiệm và nhiệm vụ của người làm chồng, làm cha.
Tuy nhiên, đối với những chàng trai bị bệnh vô sinh nam thì chuyện có được một mụn con gần như "mò kim đáy biển". Đáng báo động hơn, tình trạng vô sinh nam đang có xu hướng trẻ hóa dần và trở thành nỗi ám ảnh của các cặp vợ chồng trẻ.
Vô sinh hiếm muộn là như thế nào?
Vô sinh ở nam là tình trạng cặp vợ chồng trong 1 năm sinh hoạt tình dục nhưng vẫn không có con. Hiện nay, trong các hội nghị về vô sinh hiếm muộn, người ta đã định nghĩa rõ hơn về vô sinh gồm các cặp vợ chồng. Quan hệ không thường xuyên mà chưa có em bé trong 1 năm đối với người vợ < 35 tuổi, hoặc < 6 tháng với người vợ ≥ 35 tuổi.
Sở dĩ có định nghĩa rõ ràng hơn này vì ngưỡng 35 tuổi đối với phái yếu là quan trọng. Về khả năng sinh sản, khả năng thai sống và các dị tật về thai kèm theo.
Với ngưỡng tuổi ≥35 tuổi, các cặp vợ chồng cần có thái độ tích cực hơn về vấn đề vô sinh hiếm muộn.
Vô sinh nam là gì?
Vô sinh nam là tình trạng vô sinh xảy ra ở cặp vợ chồng trong đó khả năng sinh sản của người vợ là bình thường. Tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán tình trạng sinh sản ở nam giới.
Người bị vô sinh, tinh dịch đồ cho thấy số lượng, chất lượng và hình dạng tinh trùng có thể thấp hơn giá trị bình thường một cách đơn độc từng chỉ số, hoặc kết hợp các chỉ số với nhau.
Trong các cặp vợ chồng hiếm muộn, 40-50% nguyên nhân vô sinh từ phái mạnh và chiếm tỉ lệ chung là 7% cho tất cả nam giới.
Tính tới thời điểm hiện tại, tinh dịch đồ đơn thuần được xem là xét nghiệm mang tính hữu ích nhất trong tầm soát vô sinh nam, với độ nhạy cao lên đến 89,6%. Một cách dễ hiểu, tinh dịch đồ có thể xác định được 9/10 nam giới vô sinh.
Tuy nhiên, dẫu nam giới có tinh dịch đồ bình thường thì vẫn còn sót khả năng vô sinh. Vì tinh trùng chỉ có chức năng mang vật chất di truyền đến gặp trứng. Do đó, với trường hợp vật chất di truyền (gen) bất thường trong một con tinh trùng bình thường. Sẽ cho ra kết quả tinh dịch đồ sẽ trả là bình thường, nhưng kết quả nam giới vẫn không có con.
Khi đó, bác sĩ nam khoa có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác như độ phân mảnh DNA (DFI). Đó là lý do tinh dịch đồ dù có độ nhạy cao nhưng không thể tầm soát tất cả (100%) trường hợp vô sinh nam, mà đây chỉ là xét nghiệm đầu tay trong tầm soát vô sinh nam.
Tình trạng vô sinh nam phổ biến hiện nay
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tinh dịch đồ của nam giới với các chỉ số giảm dần theo thời gian. Lý do tinh binh của nam giới yếu dần theo thời gian đến nay vẫn chưa biết rõ, có lẽ do sự tác động của yếu tố môi trường, dinh dưỡng, các yếu tố kinh tế xã hội và phần lớn không rõ nguyên nhân.
Dẫu biết có một số nơi chữa vô sinh hiếm muộn, nhưng lại không mang lại thêm thành viên trong gia đình. Các cặp vợ chồng tốn rất nhiều chi phí khi điều trị vô sinh.
Một nghiên cứu tại phòng xét nghiệm sinh học sinh sản tại Bệnh viện Đại học Marseille (Pháp) tiến hành thu thập mẫu tinh dịch của 10,932 nam giới từ năm 1988 đến năm 2007 để phân tích về các tính chất khác nhau của tinh dịch.
Cho thấy xu hướng giảm dần ở các chỉ số, cụ thể mật độ tinh trùng giảm 1,5%/năm, tổng số tinh trùng giảm 1,6%/năm, độ di động tinh trùng chung giảm 0,4%/năm, trong đó độ tiến tới giảm 5,5%/năm và hình dạng bình thường giảm 2,2%/năm.
Ngược lại, cũng còn nhiều nghiên cứu cho thấy các chỉ số tinh trùng của nam giới không thay đổi theo thời gian. Có lẽ vấn đề vô sinh nam ngày càng được thấy rõ là do ý thức sinh sản hướng về hai giới trở nên cân bằng hơn, và việc điều trị vô sinh cho nam giới cũng được quan tâm nhiều hơn.
Xem thêm: Nam giới bị tiểu đường có nguy cơ vô sinh?
Lời khuyên của Bác sĩ Men's Health:
Việc có con không phải là điều dễ dàng và vấn đề vô sinh cần sự quan tâm của cả hai giới. Trước đây, khi lấy vợ và không có con thì nam giới thường đổ lỗi cho người phụ nữ.
Tuy nhiên, hiện tại với nhiều nghiên cứu cho thấy trong vấn đề vô sinh này, trách nhiệm được chia sẻ đều cho cả hai giới. Hơn nữa, tinh trùng còn chịu nhiều ảnh hưởng từ lối sống, chế độ dinh dưỡng và các bệnh lý khác nhau.
Chính vì lẽ đó, khi nam giới lập gia đình và mong con hơn 1 năm mà vẫn chưa có "tin vui" thì nam giới nên thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa nam giới nhằm có chẩn đoán và điều trị phù hợp để mang lại cuộc sống sum vầy về sau.