Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi-rút HPV gây ra. Tuy vậy, không phải ai bị nhiễm HPV cũng có triệu chứng. Bởi vì lẽ đó, để biết bạn có thực sự bị nhiễm HPV hay không thì cần phải có xét nghiệm nhằm 2 mục đích: khẳng định chẩn đoán lâm sàng, tầm soát nhiễm HPV.
Có xét nghiệm tầm soát HPV cho nam không?
Hiện nay, theo CDC thì chưa có 1 xét nghiệm nào được khuyến cáo tầm soát sùi mào gà ở nam giới vì thực ra tầm soát ung thư liên quan với HPV hoặc xét nghiệm sùi mào gà ở nam thực sự không có ý nghĩa nhiều. Đối với nữ giới, chỉ có 1 xét nghiệm được chứng nhận trên thị trường là xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bởi tính chất phổ biến hơn của nó.
Khi nghi ngờ bị sùi mào gà thì nên làm gì?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị sùi mào gà thì để có thể chẩn đoán chắc chắn bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sùi mào gà. Đây là các xét nghiệm rất đơn giản và có độ chính xác cao. Khi xét nghiệm trả về là đã nhiễm HPV thì gần như khẳng định được chẩn đoán của bác sĩ.
Xét nghiệm sùi mào gà gồm có gì?
Để chẩn đoán nhiễm HPV thì có các xét nghiệm sau:
- Phết tế bào cổ tử cung (PAP smear):
Đây là phương tiện chẩn đoán nhiễm HPV đầu tiên. Nhược điểm lớn nhất là độ nhạy của xét nghiệm này rất thay đổi nhưng không quá 60% so với PAP quy ước.
- Xét nghiệm máu:
Bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để xét nghiệm tìm ADN của HPV. Có 2 phương pháp gồm Hybid capture II và PCR. Cả 2 phương pháp đều có độ nhạy tương đương nhau nhằm xác định được týp HPV mà bệnh nhân mắc phải. Xét nghiệm này nếu được làm chung với PAP smear thì được gọi tắt là co-testing. Co-testing giúp tăng độ nhạy của xét nghiệm, giảm khả năng bỏ sót bệnh nếu chỉ sử dụng PAP smear đơn thuần.
- A-xít acetic:
Khi các sang thương khó thấy được trên lâm sàng, bác sĩ sẽ sử dụng a-xít acetic nồng độ 5% nhỏ vào miếng gạc và đắp lên vùng nghi ngờ có sùi mào gà. Khi ấy, những nơi bị vi-rút HPV biến đổi sẽ chuyển sang màu trắng, ngược lại vùng da không bị ảnh hưởng thì không đổi màu. Điều này giúp bác sĩ định vị được các sùi mào gà khó thấy trên lâm sàng. Phương pháp này thường được sử dụng khi bác sĩ soi cổ tử cung để tìm sang thương.
- Sinh thiết mô:
Bác sĩ có thể lấy mẫu mô nghi ngờ là sang thương do HPV để xét nghiệm nhằm khẳng định chẩn đoán khi sang thương không điển hình như: đổi màu da bất thường hoặc vết loét. Có nhiều xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm HPV. Việc lựa chọn xét nghiệm sùi mào gà dựa vào điều kiện bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, điều kiện kinh tế của bệnh nhân, điều kiện tại cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân chọn lựa để có hướng đi tốt nhất.
Có vắc-xin ngừa HPV hay không
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vắc-xin ngừa HPV đó là vắc-xin nhị giá và vắc-xin tứ giá, trong đó:
- Vắc-xin nhị giá: chỉ có tác dụng ngăn ngừa khu trú trên các týp HPV 16 và 18. Vì vậy loại vắc-xin này không được sử dụng nhằm bảo vệ các u tân sinh trong biểu mô ở âm hộ hay âm đạo cũng như sùi mào gà.
- Vắc-xin tứ giá: ngăn ngừa các týp HPV 6, 11, 16 và 18 nên có khả năng bảo vệ rộng trên âm hộ, âm đạo và các tổn thương do sùi mào gà. Vắc-xin này giúp ngăn ngừa 91% nhiễm mới và 100% nhiễm dai dẳng.
Men's Health chúc các bạn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống.