Bệnh Lậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

3007 Views

Mỗi năm nước ta có khoảng vài chục ngàn trường hợp mắc bệnh lậu. Con số này ngày một tăng lên do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là vì quan hệ tình dục ngày một rộng mở hơn, như quan hệ đồng giới, hoạt động mại dâm…

Trong nhiều trường hợp, lậu khó phát hiện sớm không được điều trị kịp thời, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho người mắc phải.

Nguyên nhân gây bệnh lậu là gì?

Lậu do một cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorhoeae gây ra. Chúng lây lan từ người bệnh qua người lành khi tiếp xúc trực tiếp. Những người có nguy cơ nhiễm lậu cầu khuẩn cao là:

  • Người quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình cùng một lúc. Khoảng 25% nam giới quan hệ với người nữ mang bệnh sẽ mắc lậu, còn 60 – 80% nữ quan hệ với nam mang bệnh sẽ mắc lậu
  • Người nhiễm HIV, giang mai, bệnh tiểu đường có khả năng đề kháng kém
  • Dùng chung khăn, chậu tắm hay bồn tắm, đồ lót với người bị lậu.

Triệu chứng của bệnh lậu

Biểu hiện của bệnh lậu ở nam và nữ giới rất khác biệt. Nam giới thường có triệu chứng rõ ràng trong khi nữ giới lại không có dấu hiệu đáng kể nào.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Thời gian ủ bệnh lậu ở nam là từ 1 - 14 ngày, thường là 2 – 5 ngày.

Ở 75% trường hợp, biểu hiện sớm nhất là viêm niệu đạo, khiến người bệnh khó chịu, đái buốt và ra mủ, lỗ niệu đạo đỏ và sưng to. Mủ ở niệu đạo trong bệnh lậu cũng rất đặc trưng, có màu vàng hoặc vàng xanh, mủ nhiều.

Niệu đạo là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu (lỗ sáo) để đưa nước tiểu ra bên ngoài.
Chảy mủ từ lỗ niệu đạo có thể là triệu chứng của bệnh lậu

Còn lại thì 25% bệnh nhân không nhận thấy có dấu hiệu bất thường nào. Họ cũng bị ra dịch ở niệu đạo nhưng lại trong và ít nên khó mà phân biệt được với viêm niệu đạo thông thường. Một số ít người còn không có biểu hiện gì. Những trường hợp này khá nguy hiểm vì khả năng lây truyền cao.

Khi không điều trị, các triệu chứng trên sẽ tự giảm dần theo thời gian, nhưng lại âm thầm lây lan và để lại nhiều biến chứng.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Thời gian ủ bệnh ở phụ nữ thường trong 10 ngày. Vi khuẩn tấn công vào đường sinh dục và niệu đạo của chị em và gây ra viêm cổ tử cung, việm niệu đạo. Người bệnh thấy ra nhiều khí hư, ra máu bất thường ngay giữa chu kỳ, rong kinh, đi tiểu khó khăn; sưng và bưng mủ quanh niệu đạo, ngoài cổ tử cung. Một người có thể gặp một hay nhiều triệu chứng, nhẹ hoặc rầm rộ.

Bên cạnh các triệu chứng vùng sinh dục, người bị bệnh lậu còn có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng hậu môn. Biểu hiện là ngứa và ra mủ nhày hậu môn, không đau, chảy máu trực tràng; nếu nặng sẽ gây viêm trực tràng, làm rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, hay mót rặn, đau đớn).

3 – 7% nam giới quan hệ khác giới, 10 – 20% phụ nữ và 10 – 25% nam giới quan hệ đồng giới bị nhiễm trùng hầu họng do cầu khuẩn lậu. 90% trong số họ không có triệu chứng. 10% còn lại bị viêm hầu họng và viêm amidan cấp, có thể sốt và nổi hạch vùng cổ.

Phụ nữ có thai thường bị lậu ở vùng họng hơn là âm đạo. Bệnh có thể gây biến chứng lớn như sảy thai, viêm cấp màng ối rau, vỡ ối sớm, sinh non, trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc.

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) gặp ở cả nam và nữ.
Lậu vùng hầu họng

Ngoài ra bệnh lậu còn có thể gây ra viêm các vùng khác của cơ thể, nhưng rất ít gặp. Chẳng hạn như:

  • Viêm kết mạc mắt ở người lớn
  • Nhiễm trùng da, thường gặp vết loét ở vùng sinh dục, đùi, ngón tay
  • Lậu mắt ở trẻ sơ sinh từ 1 - 3 ngày tuổi. Hai mắt trẻ sưng to đến mức không thể mở ra được, chảy mủ mắt nhiều, giác mạc và kết mạc đỏ, loét.

Thận trọng với biến chứng bệnh lậu!

Lậu có thể để lại nhiều hệ luỵ trên hệ thống sinh dục và các cơ quan khác nếu không được kiểm soát.

Biến chứng tại vị trí nhiễm lậu

Ở nam giới: thường gặp nhất là biến chứng viêm mào tinh hoàn; hiếm gặp viêm bạch mạch, hẹp ống niệu đạo và áp xe quanh niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh

Ở nữ giới: thường gặp nhất là biến chứng viêm vòi trứng cấp, viêm tiểu khung; hậu quả lâu dài gây đau tiểu khung mạn tính, vô sinh, có thai ngoài tử cung.

Biến chứng toàn thân

Lậu cầu khuẩn có thể lây lan ra toàn thân nếu như không điều trị, với biểu hiện thường gặp nhất là đau khớp, mụn mủ trên da, hoại tử và đau; viêm gân bao hoạt dịch; nhiễm trùng máu; viêm màng tim và màng não, tuy ít gặp nhưng đây lại là biến chứng nặng nề. Nó có thể gây tổn thương van động mạch chủ và đe doạ mạng sống người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh lậu

Nguyên tắc khi chữa bệnh lậu là phải điều trị cả Chlamydia và trên cả bạn tình.

Thuốc được kê đơn phổ biến là kháng sinh, cụ thể là một trong ba loại: cefixime 400mg uống, ceftriaxone 250mg tiêm bắp, spectinomycin 2mg tiêm bắp; tất cả đều sử dụng 1 liều duy nhất. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ cho thêm kháng sinh để điều trị Chlamydia, có thể là Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày uống trong 1 tuần.

Nhìn chung chữa bệnh lậu không khó, quan trọng là sớm và đúng phác đồ. Vì vậy, đừng ngại ngùng mà giấu bệnh, nên trao đổi sớm với bác sĩ và tìm ra phương án phù hợp.

Xem thêm:




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Bệnh Lậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả