Viêm khớp cùng chậu là một nhóm bệnh liên quan đến vùng xương chậu, rất phổ biến ở nước ta. Nữ giới thường gặp hơn là nam. Đối với người lớn tuổi thì bệnh phức tạp và ảnh hưởng nhiều hơn vì các khớp đã lão hoá. Dù là độ tuổi hay giới tính nào, nếu được phát hiện sớm và chữa trị có thể ngăn được nhiều biến chứng nghiêm trọng.
➮ Bài viết liên quan: Đau Vùng Chậu Ở Nam Giới: Mạn Tính Cũng Khỏi Nhờ Sóng Xung Kích!
Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?
Hai khớp cùng chậu nằm ở phía sau khung chậu, ở giữa hai mông. Đây là nơi tiếp giáp của xương cụt và điểm phía sau hai xương cánh chậu. Viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp, là bệnh mạn tính kéo dài.
Bệnh xảy ra sau viêm một bộ phận nào đó ở trong khung chậu, như viêm trực tràng chảy máu, viêm đường tiết niệu, viêm ruột do di truyền (bệnh Crohn), viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ. Riêng với chị em, việc vệ sinh kém khi có kinh nguyệt gây ra viêm lan toả lên tử cung, vòi trứng và toàn bộ khung chậu.
Người đang mang thai và sau sinh cũng là đối tượng có nguy cơ cao. Nguyên nhân là vì bào thai lớn chèn ép, máu ứ tại vùng chậu, đồng thời bàng quang tích tụ nước tiểu nên dễ bị viêm ngược dòng, cuối cùng lây sang khớp cùng chậu.
Bên cạnh đó, những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao, lao động, khi tham gia giao thông, ngồi sai tư thế hay thường xuyên mang vác nặng đều ảnh hưởng xấu đến cột sống và tăng nguy cơ viêm vùng khớp cùng chậu.
Triệu chứng bệnh viêm khớp cùng chậu
Khi khớp cùng chậu bị viêm, người bệnh bị đau vùng cột sống xung quanh xương cụt, ở giữa hai mông và trong vùng chậu. Cơn đau nhẹ nhưng âm ỉ và dai dẳng trong thời gian dài. Riêng một số phụ nữ mang thai hay sau khi sinh con, cơn đau dữ dội và nặng, tới mức không chịu được, dù ở tư thế nào cũng đau. Việc vận động của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ám ảnh về cơn đau còn khiến nhiều người lo lắng, chán nản và mất ngủ.
Ở một số người khác, viêm khớp cùng chậu lại gây triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ, đau khi đi nặng, đau khi quan hệ, tiểu buốt, tiểu rắt, âm đạo có dịch lạ hoặc máu, sốt và lạnh, buồn nôn, nôn.
Với phụ nữ trẻ tuổi, biểu hiện là viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng.
Xem thêm:
- Xuất Tinh Do Thủ Dâm Nhiều Có Nguy Cơ Vô Sinh Không?
- Mộng Tinh Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
Biến chứng viêm khớp cùng chậu khi không được chữa trị
Mọi người nói chung
Viêm khớp này lâu ngày ảnh hưởng đến vận động do cột sống bị cứng lại, xoay người, cúi xuống hay ngồi lâu đều khó khăn; Viêm khớp cùng chậu lan ra còn làm teo cơ mông và đùi, gây tổn thương thần kinh toạ.
Biến chứng ở phụ nữ có thai
Biến chứng dính khớp làm hẹp tiểu khung, khi sinh nở khung chậu không thể mở cho em bé chui ra mà phải can thiệp mổ để lấy thai
Phụ nữ tuổi sinh đẻ
Những tình trạng viêm trong đường sinh sản dẫn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh hoặc nhiễm khuẩn rất đáng tiếc
Tiền mất, tật mang
Nhiều người không tìm đến nơi có chuyên môn cao, mà chạy chữa khắp nơi. Vì bệnh dễ nhầm với đau thần kinh toạ, thoái hoá cột sống thắt lưng nên điều trị mãi không khỏi, dùng nhiều thuốc gây tốn kém, tăng nguy cơ bưng mủ ở chỗ chích thuốc hay thuỷ châm, bỏng ngải cứu, để lại sẹo xấu vùng thắt lưng…
Cách điều trị viêm khớp cùng chậu hiệu quả
Trong đợt rầm rộ của bệnh, bệnh nhân được điều trị bằng các kháng sinh như Doxycyclin 100mg x 2 lần hoặc Amoxycyclin 500mg x 3 lần mỗi ngày, liên tục 2 – 4 tuần. Bên cạnh đó là một số thuốc giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc tiêm corticoid.
Nếu bệnh nặng phải kết hợp thêm một số dòng kháng sinh nữa như cefotaxime, ceftriaxone cùng với gentamycine, roxithromicine, clindamycine, azithromycine, metronidazole…
Khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh nên tập luyện cột sống và vận động thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, áp dụng thêm liệu pháp nhiệt và xoa bóp. Có như vậy mới trị được tận gốc và giúp khung chậu co giãn tốt hơn.
Nếu tập luyện, vật lý trị liệu kết hợp với dùng thuốc mà không thuyên giảm, đau vẫn ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như còn nguy cơ biến chứng thì phẫu thuật là cần thiết.
Nhìn chung phụ nữ sau sinh khỏi nhanh và hoàn toàn do sự chèn ép khi mang thai đã hết. Các trường hợp viêm khớp cùng chậu còn lại, phục hồi chậm hơn. Nếu là do nhiễm khuẩn, chẩn đoán sớm và điều trị ngay, chưa có biến chứng thì mau hết bệnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: 4 NHÓM BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NAM GIỚI CÔNG SỞ