TS.BS.CKII. Trà Anh Duy
Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health
Nam giới một khi bị bí tiểu cấp bắt buộc phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí cấp cứu và sau đó tiếp tục điều trị nguyên nhân.
Xử trí cấp cứu:
- Đặt thông niệu đạo – bàng quang (thông tiểu)
- Chọc hút nước tiểu trên xương mu (nếu đặt thông tiểu không được)
- Mở bàng quang ra da (nếu có chống chỉ định hay đặt thông tiểu thất bại)
- Nội soi bàng quang điều trị cấp cứu (gắp sỏi kẹt)
(Thủ thuật đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài)
Điều trị cụ thể
1.Tắc nghẽn:
-Bướu tuyến tiền liệt: đặt thông tiểu
-Sỏi kẹt niệu đạo, cục máu đông bít tắc niệu đạo, ung thư cổ bàng quang: đặt thông tiểu, bơm rửa bàng quang, nội soi bóp sỏi.
-Sau thủ thuật niệu khoa như soi bàng quang, nong niệu đạo, sinh thiết tiền liệt tuyến, đốt tuyến tiền liệt bằng sóng vi ba (TUNA,TUMT): đặt thông tiểu
2.Thuốc chẹn β cholinergic: đặt thông tiểu
3.Do phản xạ thần kinh: Thời tiết lạnh, quá đau, uống nhiều rượu: đặt thông tiểu
4.Viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo: đặt thông tiểu
5.Thần kinh: sau gây tê mổ vùng chậu, mổ trĩ, chấn thương cột sống: đặt thông tiểu
6.Sau xạ trị tại chỗ vùng chậu: đặt thông tiểu
7.Chấn thương bàng quang, vỡ niệu đạọ: mở bàng quang ra da
8.Rút thông tiểu sớm sau TURP, cắt tuyến tiền liệt tận gốc: đặt thông tiểu
Phòng ngừa
- Bướu phì đại lành tính tuyến tiền liệt: thuốc ức chế α kết hợp với ức chế 5-α reductase
- Các thủ thuật niệu khoa phải nhẹ nhàng.
- Tránh các thuốc nhóm ức chế β cholinergic với người có bướu tuyến tiền liệt
- Điều trị kháng sinh, kháng viêm cho bệnh lý viêm nhiễm.
- Nên đặt thông tiểu trong những cuộc phẫu thuật dài, kết hợp với thuốc ức chế α….
Tóm lại, Nam giới một khi bị bí tiểu thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tiến hành xử trí cấp cứu tạm thời, rà soát nguyên nhân và điều trị thích hợp. Việc điều trị, theo dõi và phòng ngừa tái phát cần có bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu – Nam khoa có kinh nghiệm.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: