Bị đá vào chỗ hiểm, nỗi đau chỉ những chàng chơi bóng mới hiểu

45372 Views

Theo thống kê, có đến hơn 50% nam giới gặp chấn thương ở hạ bộ là do trong lúc chơi thể thao hay võ thuật, “trứng” bị va đập mạnh bởi các dụng cụ như trái banh hoặc lực đấm mạnh. Chấn thương tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tụ máu bầm lâu ngày, hoại tử tinh hoàn.

Đặt lịch khám Bác sĩ Trà Anh Duy tại đây!👈

Bóng đá có thể xem là bộ môn thể thao tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương nguy hiểm nhất. Thế nhưng, độ “hot” của môn thể thao vua này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt. Mùa world cup vừa rồi, người hâm mộ khắp hành tinh cũng không ít lần chứng kiến cảnh “thốn đến tận rốn” khi cậu thủ bị “đá vào chỗ hiểm”.

Nếu bạn là người yêu thích đá bóng thì những chia sẻ dưới đây sẽ rất cần thiết để bạn không gặp phải những tình huống "đau thấu trời" như chấn thương tinh hoàn.

Ảnh minh họa

Chuyện “trứng chạy lên cổ”

Ở hạ bộ, cơ quan dễ bị tổn thương nhất đó chính là tinh hoàn. Thể tích trung bình của tinh hoàn đàn ông Việt vào khoảng 12-30 ml (cỡ quả trứng gà ta). Tinh hoàn là cơ quan tạo ra tinh trùng và hormone “nam tính” ở phái mạnh. Bởi vì rất nhạy cảm nên chỉ cần một tác động nhỏ vào tinh hoàn cũng khiến các Adam cảm thấy đau buốt.

Theo ThS.BS. Trà Anh Duy, chuyên gia sức khỏe Nam giới, khi bị đá trúng hay tác động mạnh, những sợi dây thần kinh dày đặc ở tinh hoàn sẽ truyền tín hiệu về hệ thần kinh tự chủ, làm cho ruột quặn thắc, nín thở, khiến nạn nhân có cảm giác như “mắc nghẹn” ngay cổ họng.

Từ đó, dân gian mới có câu “trứng chạy lên cổ” chứ thực chất, tinh hoàn chẳng thể chạy đi xa thế, cao nhất chúng chỉ có thể dịch chuyển lên xuống chừng 5 cm mà thôi.

Dấu hiệu chấn thương tinh hoàn và cách điều trị

Có đến hơn 50% nam giới gặp chấn thương ở hạ bộ là do “trứng” bị va đập mạnh bởi các dụng cụ như trái banh hoặc lực đấm mạnh, đá mạnh khi tập võ. Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến từ những tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông, thói quen nắn bóp, súc vật cắn….

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là nạn nhân “đau đớn” đến mức tím tái, cổ họng bị chẹn, có người còn “ngất xỉu”. Vùng bìu đau nhức và thốn dữ dội. Trên bìu còn xuất hiện tình trạng xuất huyết với những đốm đỏ. Với những chấn thương mạnh hơn, vùng tụ máu bầm ở bìu lan rộng, “trứng”có thể bị dập nát.

Chấn thương tinh hoàn là một tình trạng nguy cấp. Do đó, nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ Nam khoa. Thông thường, nếu chấn thương nhẹ: vùng máu bầm khu trú nông, không lan rộng, cơn đau giảm dần, nạn nhân có thể nằm nghỉ ngơi, cố định bìu bằng băng, uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa.

Với trường hợp nặng hơn,vùng bìu bị dập sâu, có vết rách, vùng tụ máu lan rộng, đội ngũ chuyên gia y tế sẽ tiến hành phẩu thuật khẩn cấp cho nạn nhân, khử trùng vết thương (nếu có nhiễm trùng) để tránh hoại tử, phải cắt bỏ tinh hoàn.

Lời khuyên cho các chàng để bảo vệ hạ bộ

Bộ chỉ huy sẽ rất biết ơn nếu bạn có những cách phòng ngừa để hạn chế tối thiểu những chấn thương xảy ra ở tinh hoàn trong cuộc sống.

  • Khi chơi bóng đá, thể thao, sử dụng dụng cụ bảo hộ để bảo vệ “hòn ngọc”, chú ý dùng tay bảo vệ hạ bộ trước những pha “nguy hiểm”
  • Tránh những cú đánh, va đập mạnh ở vùng trung tâm
  • Đảm bảo nắm rõ các nguyên tắc an toàn khi chơi thể thảo, tập võ thuật
  • Khi gặp chấn thương ở bìu, cần lập tức đến cơ sở y tế chuyên về Nam khoa để được cấp cứu kịp thời, tránh tâm lý “ngại” kẻo hại đủ đường về sau.

----------------------------------------------------------------------- Tham khảo: Genshu, Donaton




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Bị đá vào chỗ hiểm, nỗi đau chỉ những chàng chơi bóng mới hiểu