Đường tới Vietpride 2019: Phòng khám thân thiện cho người chuyển giới

4195 Views

LGBT Việt Nam: chuyển giới khó 1, tìm nơi thăm khám sau chuyển khó 10

Hành trình tìm đến giới tình thật của người chuyển giới chẳng hề đơn giản. Chuyển mình sau cuộc phẫu thuật hay điều trị nội tiết tố rồi thử thách tiếp theo đó chính là làm sao tìm được nơi khám chữa bệnh thân thiện khi gặp trục trặc.

Mang dáng hình 1 người con trai, bước vào phòng khám phụ khoa của bệnh viện phụ sản, H. gặp phải không ít ánh mắt tò mò của những người xung quanh. Bác sĩ thay vì khám bệnh, lại “quan tâm thái quá” đến câu chuyện riêng tư của cuộc đời em.

Câu chuyện của H. cũng chính là tiếng lòng của rất nhiều người chuyển giới khác tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Nan giải trong việc tiếp cận được cơ sở y tế uy tín và thân thiện cộng động giới tính thứ 3. Chính vì vậy, khi gặp vấn đề về sức khỏe phụ khoa, đặc biệt giai đoạn hậu phẫu, có không ít bạn ngậm ngùi ôm bệnh quay về hoặc “tự xử” mà chẳng dám đến bất kỳ cơ sở y tế nào.

Câu chuyện hậu phẫu ở các bạn chuyển giới nữ

Biến chứng là điều không hiếm gặp ở người chuyển giới. Để bướm thoát xác nhộng và có một cơ thể hoàn hảo như ước mong, các bạn tìm đủ mọi cách. Có người tự cắt đi phần ngực, tự đoạn đi phần dương vật kèm hoặc thậm chí không kèm với sự giúp đỡ của y học.

Cho dù có sự hỗ trợ của bác sĩ, những biến chứng hậu phẫu cũng là điều nan giải.

Tố An (một người chuyển giới nữ nổi tiếng trong giới LGBT) chia sẻ câu chuyện “hậu phẫu” của mình khiến cộng đồng không khỏi lo lắng:

Sau cuộc phẫu thuật, Tố An rất hài lòng với cơ thể của mình. Song, bỗng nhiên một hôm vùng kín có hiện tượng chảy máu.

Tâm sự của các bạn chuyển giới nam tại Men's Health trong sự kiện hợp tác giữa Men's Health và GLink

Tố An đã tìm đến 2 bệnh viện phụ sản có uy tín thăm khám nhưng 2 cơ sở này đều từ chối vì lo ngại chưa đủ chuyên môn trong việc điều trị hậu phẫu dạng này.

Sau biết được có người quen làm ở một bệnh viện, Tố An được bác sĩ thông báo: vệt máu đó là máu khô còn sót lại trong cơ thể sau hậu phẫu. Do quá trình đi đứng vận động nhiều nên chảy ra, không có gì đáng lo ngại. Từ đó, Tố An trở thành cầu nối khi những người trong giới có hoàn cảnh như em gặp trục trặc và cần nơi thăm khám thân thiện.

Các bệnh lý nam khoa - phụ khoa hàng đầu ở người chuyển giới nam

  • Rối loạn kinh nguyệt

Cộng đồng người chuyển giới nam FTM - “female to male” sẽ phải sử dụng hormone Testosterone để có được kiểu hình và các đặc tính của nam giới.

Trong giai đoạn đầu của quá trình này thường có sự rối loạn nhẹ về hormone cũng như kinh nguyệt. Kinh nguyệt có thể kéo dài hơn bình thường, có không đúng chu kỳ, rồi sau đó mới tắt hẳn.

Vậy nên nếu không được chuẩn bị kĩ, vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng sinh dục.

  • Bệnh lý STDs, STIs

Cộng đồng người chuyển giới nói chung, đặc biệt ở những người chuyển giới nam có quan hệ đồng tính với nam, tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), HIV hay nhiễm trùng đường sinh dục (STIs) tăng cao.

Việc quan hệ tình dục qua cả 2 đường hậu môn và qua đường truyền thống (cửa mình) mà không có bất kì biện pháp an toàn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho việc nhiễm bệnh không ngừng gia tăng.

Do đó, quan hệ tình dục an toàn, đối với bản thân người chuyển giới và cả bạn tình là điều cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Prep để dự phòng HIV cũng là điều kiện cần để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh.

  • Các bệnh lý ở cổ tử cung và phụ khoa nói chung

Không ít các bạn gặp phải tình trạng chảy máu rỉ rả hay rong huyết trong quá trình điều trị hormone nhưng không biết nguyên nhân chính xác là gì. Có người đổ lỗi do tiêm phải hormone giả nhưng không biết rằng, dấu hiệu rong huyết còn là hồi chuông cảnh báo rất nhiều bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, hay thậm chí ung thư cổ tử cung.

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên đi kiểm tra tổng quát 6 tháng 1 lần hoặc ít nhất một năm một lần bằng siêu âm hoặc các xét nghiệm chuyên sâu hơn nếu có chỉ định để kịp thời phòng ngừa và phát hiện các dấu hiệu của những bệnh phụ khoa, nam khoa nguy hiểm tiềm ẩn.

Đặc biệt, nếu gia đình đã có tiền sử mắc các bệnh ung thư thì việc sử dụng hormone trong điều trị chuyển giới càng thúc đẩy quá trình gây bệnh ở người bệnh.

Đã có cơ sở y tế thăm khám phụ khoa cho người chuyển giới

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE, 2 yếu tố hàng đầu khiến cộng động LGBT ngại khi phải tiếp cận cơ sở y tế đó là: sự tò mò thái quábàn tán của người xung quanh.

“Khó tìm nơi khám với bắt gặp phải ánh mắt kì thị tò mò của người xung quanh nên em đành giấu bệnh”.

Thống kê về sự kỳ thị của xã hội đối với cộng đồng LGBT trong lĩnh vực y tế. Nguồn: iSEE

Anh Mai Như Thiên Ân, người sáng lập tổ chức FTM Vietnam Organization cho hay:

“Có rất nhiều bạn tâm sự rằng mình mắc bệnh phụ khoa, viêm nhiễm nhưng không dám đi khám. Bởi đi 1 lần thì bị 1 số cơ sở y tế từ chối thẳng thừng đâm ra tâm lý luôn, không dám đi khám ở bệnh viện nữa.

Mr. Mai Như Thiên Ân và trợ lý chia sẻ với bác sĩ Võ Duy Tâm tại Men's Health

Có bạn thì sau giải phẫu thuật cắt bỏ phần ngực, thay vì đến cơ sở y tế để cắt chỉ, các bạn lại tự mua kéo, cồn về nhà tự cắt, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Tại vì không muốn cho ai biết và cũng ngại ngùng vì sợ mọi người bàn tàn nên các bạn toàn “tự xử”” – Ân cho hay

Hiểu được nhu cầu và tâm sự của các bạn trong Hội cầu vồng, ngay từ ngày đầu thành lập, Men’s Health đã cam kết cùng đồng hành với Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế & Môi trường iSEE trong việc điều trị cho các bệnh nhân thuộc thế giới thứ 3 và các bệnh nhân nữ đã chuyển giới tránh khỏi sự phân biệt và kỳ thị về giới tính.

Từ tháng 6/2017, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health đã kí kết hợp tác với Glink (doanh nghiệp xã hội hỗ trợ người đồng tính) hỗ trợ cộng đồng LGBT miễn phí các dịch vụ như:

  • Tầm soát HIV cho cộng đồng LGBT và người có nguy cơ bị lây nhiễm cao
  • Thăm khám và tư vấn điều trị về bệnh lý xã hội dành cho người đồng tính và những người có nguy cơ lây nhiễm (như bệnh giang mai, sùi mào gà, lậu…)
  • Tư vấn, chăm sóc và tham vấn cho người chuyển giới về nội tiết tố sinh dục, chức năng các cơ quan trong cơ thể ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục.

2 mùa VietPride 2016 - 2017, Men’s Health đã đồng hành cùng các bạn LGBT hoàn thành sứ mệnh “Hiểu đúng để sống đúng, sống khỏe”.

Men's Health đồng hành cùng VietPride 2017

Tiếp nối thành công của các mùa VietPride trước, năm 2019 này, Men’s Health đã và đang chuẩn bị cho chiến dịch ROAD TO VIETPRIDE 2019.

Khởi đầu bằng 1 chuỗi hoạt động “Trân trọng và Đồng hành cũng những giá trị khác biệt”, Men’s Health tiếp tục dõi theo và bầu bạn cùng xóm cầu vồng:

☘️ Miễn phí tư vấn chuyển giới

☘️ Xét nghiệm nội tiết tố chuyển giới

☘️ Kiểm tra công thức máu

☘️ Đánh giá chức năng gan, thận

Dù là "bướm" hóa "trym" hay "trym" muốn hóa" bướm", Men’s Health luôn trân trọng, hỗ trợ và thăm khám để các bạn được sống là chính mình.

Tháng 6, Tháng Tự Hào này xóm cầu vồng hãy cùng Men’s Health nỗ lực để xã hội hiểu đúng về những giá trị khác biệt của LGBT nhé!




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
Đường tới Vietpride 2019: Phòng khám thân thiện cho người chuyển giới - Phòng Khám Nam Khoa Men's Health