7 Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Tinh Hoàn – Có Nguy Hiểm Không?

4800 Views

Chứng đau nhức tinh hoàn rất phổ biến ở nam giới mọi độ tuổi, nhiều nhất là 20 – 30 tuổi. Đã bao giờ quý ông thắc mắc vì sao trứng chim lại bị đau trong khi mình đang thời kỳ sung mãn nhất không? Và liệu tình trạng này có nguy hiểm?

Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Đau nhức tinh hoàn là vì đâu?

Có 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới đau tức tinh hoàn.

Do tâm lý

Yếu tố này chiếm đến 50% các trường hợp bị đau hay nhức tinh hoàn. Stress quá đà, tâm lý lo lắng hay trầm cảm khiến cho vùng bìu căng tức. Khi kiểm tra bác sĩ không phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì bất thường trong cơ thể.

Do sinh lý

Thông thường, khi phái mạnh hưng phấn quá đà, máu nhanh chóng dồn về bộ phận sinh dục làm ảnh hưởng tới tinh hoàn, gây căng và đau. Tình huống này thường xảy ra vào buổi sáng. Thủ dâm, quan hệ quá lâu cũng có thể làm tinh hoàn bị đau. Cơn đau này từ nhẹ đến vừa và sẽ nhanh chóng hết khi cậu nhỏ xìu đi.

Do chấn thương

Đau nhức tinh hoàn xảy ra phổ biến ở người đi xe đạp thường xuyên

Bất cứ va chạm mạnh nào vào vùng kín đều khiến tinh hoàn bị chấn thương và đau đớn tột độ. Bên cạnh đó, trường hợp quan hệ quá mạnh mẽ hay tư thế không phù hợp, ngồi xe đạp hoặc xe máy nhiều (nhất là ở địa hình gập ghềnh) có thể chèn ép tinh hoàn, gây đau nhức âm ỉ.

Do bệnh lý

  • Xoắn dây tinh (xoắn tinh hoàn): bình thường tinh hoàn được treo lên bởi các mạch máu. Khi xoắn, trứng chim tự xoay quanh trục, làm mạch máu bị tắc dẫn đến đau và sưng. Nếu để lâu không điều trị còn có thể làm hoại tử tinh hoàn, gây tổn thương không hồi phục hoặc phải cắt bỏ. Vì vậy hãy thận trọng nếu thấy đau đột ngột và dữ dội, bìu sưng to, đau bụng, buồn nôn, chạm vào bìu thấy đau hơn, nhất là cơn đau xuất hiện khi ngủ
  • Viêm mào tinh: xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn hoặc bệnh lây qua đường tình dục (Chlamydia, lậu…).  Ngoài đau tinh hoàn, bệnh nhân còn có sốt, sưng mào tinh, đỏ da bìu, đau liên tục và nặng hơn khi sờ nắn hoặc khi quan hệ. Thậm chí cậu nhỏ và cả bụng dưới cũng đau, nhất là lúc đứng hoặc đi lại.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: giống như bệnh giãn tĩnh mạch chân thì giãn tĩnh mạch tinh hoàn khá phổ biến ở nam giới. Người bệnh thường có cảm giác đau nặng tức, mỗi khi đứng lâu hoặc ngồi quá lâu; sờ vào phía trên tinh hoàn sẽ thấy có búi sợi.
  • Thoát vị bẹn: do lớp màng ngăn ổ bụng và bìu không được đóng kín. Khi lao động nặng, chơi thể thao hay đi lại nhiều, các cơ quan trong ổ bụng mà đặc biệt là ruột sẽ chui qua lỗ này xuống bìu và gây đau nặng. Lúc nằm nghỉ thì khối mềm này sẽ tụt lại vào bụng.
  • Thắt ống dẫn tinh: 19% trường hợp thắt ống dẫn tinh để triệt  bị đau tinh hoàn kéo dài
  • Nguyên nhân khác: có khối u chèn ép, tràn dịch màng tinh hoàn, canxi hoá mô tinh hoàn, phẫu thuật tại bìu, sỏi niệu quản…

Vậy đau nhức tinh hoàn có đáng lo?

Triệu chứng đau vùng bìu có thể thoáng qua, âm ỉ hoặc đột ngột đau buốt dữ dội. Dù có ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản hay không thì việc đau nhức sẽ làm quý ông bực bội, lo lắng, khó chịu và thậm chí không còn tha thiết với chuyện ấy.

Đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân

Nếu do tâm sinh lý, quý ông chỉ cần điều chỉnh lại những thói quen này là được. Nếu do chấn thương hay bệnh lý cần phải kiểm tra để có hướng điều trị sớm cho từng trường hợp. Vì nhiều khi đau nhức tinh hoàn có thể để lại di chứng nguy hiểm, phải cắt bỏ hoặc mất đi chức năng thì sẽ rất đáng tiếc. Hãy đi khám nếu như đau nhức tinh hoàn bất thường:

  • Đau tăng nặng khi vận động hoặc đi bộ
  • Sờ trong bìu thấy có khối bất thường
  • Bìu sưng đỏ, nóng
  • Khó đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt hay ra máu
  • Khó xuất tinh
  • Đau đột ngột và dữ dội trong nhiều giờ liền, thậm chí cơn đau lan toả sang các vùng khác
  • Thấy tinh hoàn cao hơn hoặc chảy xệ so với bình thường

Kết luận

Tuy vậy quý ông cũng không nên quá lo lắng vì khi đã giải quyết được nguyên nhân thì chứng đau tinh hoàn sẽ giảm bớt và không còn đe doạ đến sức khoẻ nữa. Lo sợ, trầm cảm có thể khiến bệnh nặng hơn. Điều cần làm là tin tưởng vào bác sĩ, tránh lo nghĩ quá nhiều và thường xuyên tập thể dục nhé!

Xem thêm:



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Đặt
Lịch
Hẹn
7 Nguyên Nhân Đau Nhức Tinh Hoàn - Có Nguy Hiểm Không?